Năm 1988, lần đầu tiên bà đến thăm Việt Nam. Trải qua 35 năm, bà đã có hơn 20 lần đến Việt Nam để hỗ trợ phòng chống HIV.
Mới đây, ngày 14-11 Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp giáo sư Francoise Barre-Sinoussi để trao đổi, nghiên cứu về hợp tác giữa Pháp và Việt Nam trong lĩnh vực phòng chống HIV, lao, viêm gan, các bệnh truyền nhiễm mới nổi.
Trong thời gian ít ỏi tại Việt Nam, bà đã có cuộc trò chuyện với báo Tuổi Trẻ về công tác phòng chống HIV tại Việt Nam.
* Nhớ lại lần đầu đến Việt Nam, bà thấy tình hình HIV/AIDS ở đất nước chúng tôi thế nào?
- Lần đầu tiên tôi tới Việt Nam là vào năm 1988, khi đó Việt Nam vẫn chưa mở cửa với thế giới. Vì thế khi tôi quay trở lại vào đầu những năm 1990, tôi đã không nhận ra Việt Nam nữa. Khi đó, chúng tôi bắt đầu làm việc với Việt Nam.
Đó là thời điểm rất khó khăn tại TP.HCM, một đại dịch xuất hiện khi những người đàn ông sử dụng ma túy thông qua đường tĩnh mạch. Đại dịch này chưa xuất hiện ở miền Bắc nên chúng tôi làm việc tại TP.HCM trước.
Đầu tiên, chúng tôi cùng với Viện Pasteur tại TP.HCM thông báo về việc vi rút đang lây lan ở Việt Nam.
Chúng tôi ngay lập tức tìm cách thực hiện dự án nghiên cứu ở người dùng ma túy qua đường tiêm tĩnh mạch. Chúng tôi bắt đầu nghĩ về những khó khăn để điều trị cho tình trạng này. Những trở ngại đầu tiên và rất lớn tại thời điểm đó là vấn đề đạo đức.
Tôi nhớ rằng vào thời điểm đó, chúng tôi đã tiến hành một nghiên cứu rất nhỏ. Tôi nghĩ chúng tôi có đủ khả năng đưa phương pháp điều trị bằng thuốc kháng vi rút vào Việt Nam. Đối tượng là những người dùng ma túy qua đường tĩnh mạch. Tuy nhiên, chúng tôi không thể tiếp tục nghiên cứu vì lý do đạo đức.
Tôi nhớ rằng vào lúc đó tôi đã trao đổi với người chịu trách nhiệm về chương trình AIDS tại Việt Nam, nói với ông ấy rằng chúng tôi không thể tiếp tục làm việc với những người sử dụng ma túy qua đường tĩnh mạch nhưng chúng tôi có thể làm việc với các dự án khác (chúng tôi bắt đầu làm việc với các dự án về bệnh lao ở bệnh nhân HIV).
Tôi nhớ rất rõ vị quan chức đã nói rằng: "Khi chúng tôi sẵn sàng, sẽ không còn rào cản đạo đức nào, khi đó điều tôi sẽ làm là tìm đến bạn".
Đến năm 2008, thời điểm ngay trước khi chúng tôi nhận giải thưởng Nobel, vị quan chức ấy đã liên hệ với tôi và nói Việt Nam đã sẵn sàng.
Lúc ấy, Việt Nam bắt đầu với chương trình điều trị methadone. Đó là cách chúng tôi bắt đầu lại, làm việc lại trên những người sử dụng ma túy qua đường tĩnh mạch.
Bây giờ tôi rất ấn tượng với sự phát triển của Việt Nam, từ một tình huống khó khăn đến tình hình hiện nay khi mà chúng ta ít nhất có thể loại bỏ HIV ở người sử dụng ma túy qua đường tĩnh mạch - một hình mẫu cho những nơi khác ở Việt Nam và các quốc gia khác nữa.
* Sau những lần công tác tại Việt Nam, bà thấy công tác phòng chống HIV/AIDS của Việt Nam đang gặp những thách thức nào?
- Có rất nhiều thứ để Việt Nam cải thiện (trong việc phòng chống và kiểm soát HIV), không chỉ ở Việt Nam mà còn ở nhiều nơi khác. Vì rõ ràng Việt Nam đang có những tiến bộ về những người dùng ma túy qua đường tĩnh mạch. Nhưng cũng có những nhóm dân số như MSM (quan hệ tình dục đồng giới nam) có tỉ lệ nhiễm HIV rất cao.
Vì vậy, Việt Nam chắc chắn phải tập trung thực hiện các biện pháp phòng ngừa, điều trị MSM. Đây nên trở thành mục tiêu tương lai của Việt Nam nhằm cải thiện khả năng tiếp cận chẩn đoán PrEP cho MSM.
* Bà có thể cho chúng tôi một số khuyến nghị để Việt Nam thực hiện công tác kiểm soát HIV trong tương lai được không?
- Vâng, tôi nghĩ thành công lớn mà chúng tôi nghe được hôm nay là Việt Nam đã làm rất tốt trong việc đàm phán về can thiệp. Vì vậy, những người mới tiêm chích ma túy phân biệt sự can thiệp của họ đối với cả MSM và người chuyển giới, do đó can thiệp có mục tiêu rất cụ thể.
Chúng tôi đã thấy một số dữ liệu được hiển thị trong việc xét nghiệm, hầu hết mọi người không biết họ dương tính, khiến việc xét nghiệm thực sự dễ dàng, dễ tiếp cận và miễn phí khi được tích hợp trong chiến dịch cộng đồng chỉ dành cho MSM.
Sau khi mọi người xét nghiệm và biết ai dương tính, chúng tôi đã triển khai điều trị và PrEP cho những người âm tính với HIV. Chúng ta cần biết thực hiện những biện pháp phù hợp với cộng đồng cụ thể. Điều cuối cùng tôi cho rằng các biện pháp chống kỳ thị đối với người nhiễm HIV thật sự rất quan trọng.
* Bà có thể cho chúng tôi một số dự đoán về việc chữa khỏi HIV không?
- Việc chữa khỏi HIV là cần thiết, bởi chúng ta có 39 triệu người nhiễm HIV cần được điều trị.
Tôi nghĩ bằng chứng gần đây cho thấy chúng ta sẽ có cách chữa trị chung trong sự thay đổi lớn trong liệu pháp gene.
Chúng ta có thể tạo ra phương pháp chữa trị, biện pháp can thiệp mới mà chúng ta chưa bao giờ nghĩ là có thể. Một số phát hiện thú vị từ thử nghiệm lâm sàng cho thấy chúng ta có thể điều khiển hệ thống miễn dịch trong một số trường hợp trong phòng thí nghiệm kiểm soát.
Vì vậy, tôi nghĩ rằng những người sống chung với HIV nên hy vọng, không có phương pháp chữa trị nào sắp xuất hiện nhưng có rất nhiều người, nhiều nhà khoa học đang nghiên cứu chúng.
Chúng ta có một số lĩnh vực nhiều hứa hẹn mà Việt Nam có thể làm trong giai đoạn đầu của nghiên cứu, đó là một phần của quá trình thử nghiệm cuối cùng để đạt được sự liên kết chuyên môn.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận