23/09/2023 17:03 GMT+7

Giáo sư Hồ Ngọc Đại chỉ cách 'dụ' học sinh thích đến trường

Học sinh chỉ vui khi được hướng dẫn để tự khám phá bài học, tự làm sản phẩm, được đánh giá theo sự tiến bộ của bản thân mỗi ngày, theo giáo sư Hồ Ngọc Đại.

Giáo sư Hồ Ngọc Đại (cầm hoa) tại buổi ra mắt sách và giao lưu ngày 23-9 - Ảnh: MỸ DUNG

Giáo sư Hồ Ngọc Đại (cầm hoa) tại buổi ra mắt sách và giao lưu ngày 23-9 - Ảnh: MỸ DUNG

"Tôi hỏi học sinh của tôi có vui khi đến trường không? Nhiều em nói em vui, rồi tất cả các em đều nói rằng các em rất vui. Tôi không chỉ biết điều này thông qua việc các em trả lời mà còn vì các em thích đến trường, mong đợi được đến trường mỗi ngày, phụ huynh họ nói với tôi" - giáo sư Hồ Ngọc Đại, người đề nghị thành lập Trường phổ thông cơ sở Thực nghiệm (tiền thân của Trường tiểu học - THCS - THPT Thực nghiệm khoa học giáo dục), đã kể như vậy tại buổi ra mắt sách Giáo dục hiện đại ngày 23-9 tại TP.HCM.

Trả lời câu hỏi làm gì để học sinh vui vẻ khi đến trường, giáo sư Hồ Ngọc Đại khẳng định "trước hết phải làm cho trẻ con thích đã".

Theo ông, những gì trẻ con được cho, được nhận, bị động thực hiện… từ những người khác thì trẻ sẽ không vui, không thích. Vì vậy, để trẻ vui, thích, cần để trẻ tự làm ra, tự khám phá bài học, cuộc sống, vấn đề dựa trên sự hướng dẫn của giáo viên. 

Một điều quan trọng nữa là cần một hệ thống đánh giá theo hướng khuyến khích, chỉ rõ đúng sai theo hướng bổ khuyết với sự tiến bộ của trẻ mỗi ngày chứ không phải là đánh giá theo điểm.

Giáo sư Hồ Ngọc Đại ký tặng sách cho người hâm mộ tại lễ ra mắt sách - Ảnh: MỸ DUNG

Giáo sư Hồ Ngọc Đại ký tặng sách cho người hâm mộ tại lễ ra mắt sách - Ảnh: MỸ DUNG

Cũng theo ông, dạy học mang đến niềm vui cho con trẻ chính là dạy học đặt lợi ích học sinh lên trên hết, coi học sinh là linh hồn của giáo dục. Điều này cần thể hiện trong tất cả các khâu từ quản lý, giảng dạy đến thực hiện chương trình.

Ông cho rằng việc thầy giảng, trò ghi nhớ cần được thay thế bằng thầy giao việc, học sinh thực hiện. Giáo viên trong quá trình dạy học cần luôn luôn tự ý thức và hỏi rằng "học sinh, thầy làm thế có được không?" để tìm ra cách thể hiện mới, sáng tạo trong các hướng dẫn, giao việc cho học sinh.

Trên tinh thần chung đó, người thực hiện công tác quản lý, các nhà soạn thảo chương trình phải đưa đến cho học sinh những kiến thức, kỹ năng… đảm bảo ba tiêu chí: chất lượng, hiện đại, khoa học. Điều này đảm bảo dạy cho học sinh phù hợp với những kiến thức thời đại cần, người học sử dụng tốt.

Công tác bồi dưỡng giáo viên, đào tạo giáo viên cũng cần dựa trên nhu cầu của người học. Đối với các nhà quản lý, việc lựa chọn giáo viên phải trên tinh thần thay mặt học sinh để lựa chọn giáo viên.

Điều quan trọng không kém là người thầy cần được nhà trường, giáo viên và xã hội tôn trọng vì: "Giáo viên phải là người được học sinh ngưỡng mộ. Khi giáo viên được tôn trọng, giáo viên vui vẻ, yên tâm thì học sinh được hưởng".

"Mỗi ngày đến trường là một ngày vui"

Giáo sư Hồ Ngọc Đại là người tiến hành thực nghiệm công nghệ giáo dục cả lý thuyết và thực tiễn, được thực hiện lần đầu tại Trường tiểu học - THCS - THPT Thực nghiệm khoa học giáo dục (Hà Nội).

Ông cũng là "cha đẻ" của khẩu hiệu "Mỗi ngày đến trường là một ngày vui" treo ở hàng loạt trường học trên cả nước hiện nay.

Lần đầu khẩu hiệu này được treo tại Trường phổ thông cơ sở Thực nghiệm năm 1978 với phiên bản: "Đi học là hạnh phúc - mỗi ngày đến trường náo nức một niềm vui".

Trung tâm của GS Hồ Ngọc Đại gửi kiến nghị lên Thủ tướng bày tỏ bức xúc về bộ sách bị loạiTrung tâm của GS Hồ Ngọc Đại gửi kiến nghị lên Thủ tướng bày tỏ bức xúc về bộ sách bị loại

TTO - Trung tâm Công nghệ giáo dục do GS Hồ Ngọc Đại đứng đầu đã chính thức có kiến nghị bằng văn bản gửi Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Bộ trưởng Bộ GD-ĐT liên quan việc sách Công nghệ giáo dục bị loại.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp