Bà Nguyễn Thị Hương, ủy viên ban biên tập báo Tuổi Trẻ, trao hoa cho ông Nguyễn Thế Dũng, nguyên giám đốc Sở Y tế TP.HCM, tại buổi giao lưu - Ảnh: Hữu Khoa |
Các vị khách mời (đứng giữa) tại buổi giao lưu trực tuyến ở đầu cầu Hà Nội - Ảnh: Nguyễn Khánh |
Trong 3 năm qua, tại 8 tỉnh thành đầu tiên thí điểm dịch vụ bác sỹ gia đình, đã có trên 330 phòng khám bác sỹ gia đình đã được mở, nhiều nhất trong số này là tại TP.HCM.
Vừa qua, Bộ Y tế đã triển khai kế hoạch phát triển mô hình bác sỹ gia đình, mục tiêu đến 2020, 80% các tỉnh thành có phòng khám bác sỹ gia đình.
Tuy nhiên nhiều vấn đề đang đặt ra trong quá trình thực hiện mục tiêu này. Nhân lực bác sỹ gia đình lấy từ đâu, trong khi hiện số lượng bác sỹ gia đình rất ít ỏi? Bác sỹ gia đình có được chuyển bệnh nhân lên tuyến trên và dịch vụ bác sỹ gia đình có được bảo hiểm y tế thanh toán chi phí, việc thanh toán thực hiện như thế nào cho thuật lợi? Kiểm soát chất lượng chuyên môn của dịch vụ bác sỹ gia đình bằng cách nào…
Mời bạn đọc đặt câu hỏi cho cuộc giao lưu trực tuyến “Dịch vụ bác sỹ gia đình có giảm tải được bệnh viện?” do Báo Tuổi Trẻ và Bộ Y tế tổ chức từ 15-17g ngày 22-7 tại hai đầu cầu Hà Nội và TP.HCM.
Người dân mong được chăm sóc sức khỏe ngay tại nơi mình sinh sống như dịch vụ bác sỹ gia đình ở nước ngoài, nhưng làm thế nào để mục tiêu này khả thi và đáp ứng được mong muốn của người dân? Dịch vụ y tế nào có thể cung cấp ngay tại nhà người bệnh?
Mời bạn đọc đặt câu hỏi với các khách mời:
- Ông Trần Quý Tường, Phó cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Bộ Y tế
- Ông Phạm Huy Dũng, Phó Chủ tịch Hội Bác sỹ gia đình VN
- Ông Nguyễn Thế Dũng, nguyên giám đốc Sở Y tế TP.HCM.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận