22/02/2021 20:40 GMT+7

Giáo hội Phật giáo Việt Nam thử nghiệm cúng dường qua ví điện tử là thật, không phải giả mạo

THIÊN ĐIỂU
THIÊN ĐIỂU

TTO - Ngày 22-2, nhiều tờ báo điện tử đưa tin ‘tố giác’ một số trang Facebook giả danh chùa Yên Tử lừa đảo kêu gọi cúng dường qua ví điện tử, nhưng đại diện Giáo hội Phật giáo Việt Nam khẳng định với Tuổi Trẻ Online đó không phải lừa đảo.

Giáo hội Phật giáo Việt Nam thử nghiệm cúng dường qua ví điện tử là thật, không phải giả mạo - Ảnh 1.

Việc một số trang mạng xã hội của các chùa đăng thông tin người dân có thể cúng dường qua ví điện tử là chủ trương mới của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, chứ không phải giả mạo lừa đảo - Ảnh chụp màn hình

Các báo chuyên về Phật giáo cũng đưa thông tin cảnh báo trang Facebook giả mạo chùa Yên Tử để kêu gọi người dân quyên góp, công đức qua hình thức ví điện tử. Cụ thể, ngày 13-2 mạng xã hội Facebook có tên "Chùa Yên Tử" đã đăng thông tin kêu gọi người dân cúng dường với nội dung:

"Dịch bệnh COVID-19 đang diễn biến phức tạp, nguy cơ bùng phát dịch tăng cao, gây khó khăn cho quý phật tử có dự định đến viếng thăm chùa và cúng dường cầu an. Trước tình hình đó, Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã đồng hành cùng Momo, tạo điều kiện để các quý phật tử không cần đến tận chùa mà có thể cúng dường cầu an thông qua ví Momo".

Hôm nay 22-2, nhiều báo và trang tin điện tử dẫn lời thượng tọa Thích Đạo Hiển - phó Ban trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Quảng Ninh - cho biết Ban trị sự Giáo hội Phật giáo tỉnh Quảng Ninh đã gửi thông báo cảnh báo về việc một số trang mạng xã hội lừa đảo, trục lợi tiền công đức của người dân.

Vị thượng tọa khẳng định những lời kêu gọi cúng dường qua ví điện tử là không chính xác, và trang mạng xã hội "Chùa Yên Tử" có lời kêu gọi nêu trên không phải là kênh thông tin chính thống của Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Quảng Ninh và của chùa Yên Tử.

Tuy nhiên, trao đổi với Tuổi Trẻ Online tối 22-2, thượng tọa Thích Đức Thiện - phó chủ tịch kiêm tổng thư ký Hội đồng trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam - khẳng định thông tin các báo nêu về việc giả mạo Chùa Yên Tử để kêu gọi người dân cúng dường qua ví điện tử là không chính xác, mà đây chính là chủ trương mới của Giáo hội Phật giáo Việt Nam. 

Thượng tọa Thích Đức Thiện giải thích, Giáo hội Phật giáo Việt Nam đang thử nghiệm cúng dường qua ví điện tử đối với các chùa: Phúc Khánh (Hà Nội), Yên Tử (Quảng Ninh), Bái Đính (Ninh Bình), Tam Chúc (Hà Nam), Phật Tích (Bắc Ninh), Đại Tuệ (Nghệ An). 

Việc thử nghiệm mới bắt đầu từ Tết Nguyên đán Tân Sửu. Thử nghiệm này nhắm đáp ứng nhu cầu được cúng dường cho các chùa của người dân trong tình hình dịch bệnh COVID-19 khiến một số di tích, chùa đóng cửa hoặc người dân không có điều kiện thăm viếng làm lễ để tránh tập trung đông người. 

Đặc biệt, Giáo hội Phật giáo Việt Nam muốn thử nghiệm áp dụng hình thức cúng dường này để có thể dễ dàng minh bạch được số tiền công đức mà nhân dân cúng dường tới các chùa. 

Sau một thời gian thử nghiệm tại 6 chùa trên để “xem tình hình dân chúng thế nào”, nếu nhân dân ủng hộ, mọi việc thuận lợi thì Giáo hội Phật giáo Việt Nam sẽ tiếp tục thực hiện chủ trương này.

Trao đổi với Tuổi Trẻ Online tối 22-2, thượng tọa Thích Đạo Hiển - phó ban trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Quảng Ninh - cho biết đến thời điểm này ông vẫn chưa nhận được thông tin về thử nghiệm cúng dường qua ví điện tử với một số chùa của Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

Ông cũng khẳng định trang Facebook Chùa Yên Tử đăng thông tin mời gọi người dân có thể cúng dường qua ví điện tử không phải là trang Facebook chính thức của chùa Yên Tử.

Thượng tọa Thích Đạo Hiển cũng bày tỏ quan điểm với thử nghiệm mới của Giáo hội Phật giáo Việt Nam rằng trong tình hình dịch COVID-19 căng thẳng, mọi người không đến chùa lễ Phật được thì ông ủng hộ chủ trương này thử nghiệm cho một số chùa đô thị, chùa lớn, còn những chùa nhỏ thì không cần thiết. Tuy nhiên, về lâu dài thì chủ trương này cần xem xét lại bởi “lợi bất cập hại”.

Thượng tọa phân tích nếu không quản lý cho tốt thì rất dễ để xảy ra tình trạng một số người lợi dụng chủ trương cúng dường qua ví điện tử để giả mạo các chùa, lừa đảo chiếm đoạt tiền công đức của người dân. Vì vậy giáo hội muốn thử nghiệm hình thức mới này thì cần phải tìm cách quản lý tốt. Thêm nữa, hình thức mới này có thể khiến nhà chùa bị “mang tiếng chạy theo thị trường”.

“Về lâu dài thì thử nghiệm này không phải là hay, nhất là tiền công đức thì lâu nay đã có nhiều luồng dư luận. Vì dịch COVID-19 thì đành phải lễ lạt qua hình thức trực tuyến, chứ người dân muốn lễ Phật thì đến chùa sẽ hay hơn”, thượng tọa Thích Đạo Hiển nói.

'Dọn mình' khi không được đi lễ hội

TTO - Hai mùa xuân thiếu vắng lễ hội, cái mất đã rõ mà cái được cũng không ít. Đây là cơ hội để chúng ta xốc lại những xộc xệch của lễ hội, dẹp đi những mê tín dị đoan.

THIÊN ĐIỂU
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp