27/11/2023 17:28 GMT+7

Giao hàng từ Trung Quốc về Hà Nội tốn 15.000 đồng, doanh nghiệp Việt giảm lương để hạ giá thành

Đối mặt cuộc cạnh tranh gay gắt trong ngành giao hàng, doanh nghiệp phải liên tục cải tiến tổ chức sản xuất, cắt giảm lao động, tiết giảm và tối ưu nhiều khoản chi phí… để giảm giá thành dịch vụ.

Các đơn vị giao nhận Việt đang đối mặt với làn sóng ship rẻ từ hàng hóa Trung Quốc - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Các đơn vị giao nhận Việt đang đối mặt với làn sóng ship rẻ từ hàng hóa Trung Quốc - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Lãnh đạo một công ty vận chuyển nhận xét ngành giao hàng đang "xoáy" trong cuộc chiến giảm giá, chỉ có thấp hơn, chưa thấy thấp nhất.

Cắt giảm, tối ưu nhiều thứ để giảm giá thành dịch vụ

Theo báo cáo tài chính quý 3-2023 của Tổng công ty chuyển phát nhanh Bưu điện (EMS) - đơn vị giao nhận đầu tiên tại Việt Nam, doanh thu 9 tháng đầu năm nay đạt 1.313 tỉ đồng, giảm 20% so với cùng kỳ 2022. Dù vậy, EMS vẫn lãi sau thuế 42 tỉ đồng, tăng 30% nhờ giảm nhiều chi phí.

Lãnh đạo EMS cho biết từ đầu năm 2023 đến nay, kinh tế thế giới biến động nhiều, thị trường trong nước cạnh tranh gay gắt khiến việc kinh doanh gặp nhiều khó khăn.

Tổng công ty phải liên tục rà soát, cải tiến tổ chức sản xuất, cắt giảm lao động, rà soát tiết giảm và tối ưu nhiều chi phí như tiền lương, phí vận chuyển, nguyên vật liệu… để giảm giá thành dịch vụ, phía EMS cho biết.

Lợi nhuận sau thuế EMS - Dữ liệu: BCTC

Lợi nhuận sau thuế EMS - Dữ liệu: BCTC

Trước đó, quý 1-2023, doanh thu EMS còn giảm 26% so với cùng kỳ, chỉ đạt 453 tỉ đồng. Trong khi lợi nhuận sau thuế đạt 8,2 tỉ đồng, giảm 67%.

Lý giải lợi nhuận thời điểm này, bà Hà Thị Hòa - tổng giám đốc EMS - nói có nhiều nguyên nhân. Trong đó đề cập mức độ cạnh tranh về giá ngày càng gay gắt.

Để đẩy mạnh kinh doanh, giữ thị phần, lãnh đạo EMS phải điều chỉnh cơ chế kinh doanh, liên tục đưa ra các chương trình khuyến mại giảm giá và thực hiện nhiều chương trình thúc đẩy kinh doanh.

Điều này lý giải sản lượng dịch vụ EMS vẫn duy trì nhưng doanh thu lại giảm.

Ảm đạm hơn, Công ty cổ phần giao nhận vận tải Ngoại Thương (VNT) còn lỗ sau thuế 11 tỉ đồng sau 9 tháng của năm nay, cao hơn mức lỗ cùng kỳ do nhu cầu vận chuyển hàng hóa giảm mạnh dẫn đến lợi nhuận giảm.

Đối thủ chuyển phát giá 0 đồng, biên lợi nhuận ngành giao hàng rất thấp

Tại báo cáo tài chính hợp nhất quý 3-2023, Tổng công ty cổ phần Bưu chính Viettel (VTP) cho biết doanh thu 9 tháng đạt 14.483 tỉ đồng, giảm 11% so với cùng kỳ. Lợi nhuận sau thuế đạt 275 tỉ đồng, tăng 7%.

Lợi nhuận sau thuế của VTP - Dữ liệu: BCTC

Lợi nhuận sau thuế của VTP - Dữ liệu: BCTC

Trong công văn gửi Ủy ban Chứng khoán, ông Hoàng Trung Thành - tổng giám đốc Viettel Post - cho biết lợi nhuận quý 3 tăng do tổng công ty mở rộng kinh doanh.

Trước đó, năm 2022, doanh thu và lợi nhuận của Viettel Post suy giảm do "tăng chi phí vận hành, chi phí nhân công" để tăng chất lượng dịch vụ. Hết năm 2022, Viettel Post có hơn 2.000 bưu cục và 40.000 nhân sự.

Tại báo cáo thường niên 2022, lãnh đạo Viettel Post chia sẻ các tập đoàn thương mại điện tử, chuyển phát từ Trung Quốc (Alibaba, Tencent, J&T, ZTO, SF, Ninjavan...) đầu tư vào Việt Nam và đẩy mạnh cạnh tranh về giá.

Các công ty tại Việt Nam như Giao hàng nhanh, J&T, Best... cũng đẩy mạnh giảm giá (có nhiều chương trình chuyển phát giá 0 đồng) khiến biên lợi nhuận lĩnh vực chuyển phát rất thấp, chỉ khoảng 3%.

Vì sao giao hàng chấp nhận giảm giá đến lỗ?

Lãnh đạo một tập đoàn công nghệ lớn ở Việt Nam từng chia sẻ sự ngạc nhiên khi nhận món hàng rất nhỏ từ Trung Quốc với phí 15.000 đồng sau 3 ngày.

Giá bán món hàng đó quy ra tiền Việt Nam là 88.000 đồng, được bán ở một thành phố cách Thâm Quyến (Trung Quốc) cỡ 700km, còn bên mua ở quận Tây Hồ, Hà Nội (Việt Nam). Ví dụ cho thấy phần nào sức cạnh tranh ngày càng lớn của ngành.

Chia sẻ với Tuổi Trẻ Online, ông Trần Văn Thành - tổng giám đốc một công ty vận chuyển - cũng cho biết rất nhiều tên tuổi xuất hiện trên thị trường là từ nước ngoài. Nhiều đơn vị mới sẵn sàng lỗ 5 năm liên tiếp để giành thị phần.

"Có tiền, có công nghệ… sẽ chiến thắng", ông Thành nói và dự báo giá cả thời gian tới còn rẻ hơn nữa, vì đơn vị nào cũng muốn thêm thị phần.

Thị phần rất quan trọng, bởi tăng thị phần doanh nghiệp sẽ tối ưu hóa được chi phí. Dẫn chứng một bưu tá đi phát trên tuyến đường ở một quận có 5 đơn hàng, thu 200.000 đồng.

Nhưng nếu cùng bưu tá đó và trên tuyến đường đó, có 10 đơn hàng, doanh thu tăng lên 400.000 đồng nhưng chi phí chỉ hơn 20-30%. 

"Trong cuộc đua này, chỉ có những đơn vị đủ tiềm lực về tài chính và công nghệ mới có thể tồn tại. Doanh nghiệp nhỏ lẻ không trụ nổi sẽ phải giải thể hoặc bán mình thôi", ông Thành nhận định.

Giải mã hàng Trung Quốc "bao nhanh, bao rẻ"Giải mã hàng Trung Quốc 'bao nhanh, bao rẻ'

Giá cả hợp lý, phí ship thấp và thời gian giao hàng từ Trung Quốc về Việt Nam chỉ trong vòng 3-5 ngày... đã thu hút nhiều khách Việt.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp