10/05/2024 09:01 GMT+7

Gian nan cuộc đời những vận động viên thể dục dụng cụ

Năm 2012, Hãng tin Barcroft tung ra loạt phóng sự ảnh làm chấn động làng thể thao trước thềm Olympic - hình ảnh những đứa trẻ bị cưỡng ép tập thể dục dụng cụ ở Trung Quốc.

Những vận động viên thể dục dụng cụ nhí ở Trung Quốc phải làm quen với xà ngang từ nhỏ theo cách này - Ảnh: BARCROFT MEDIA

Những vận động viên thể dục dụng cụ nhí ở Trung Quốc phải làm quen với xà ngang từ nhỏ theo cách này - Ảnh: BARCROFT MEDIA

Và phần lớn những tấm ảnh đó là các VĐV thể dục dụng cụ - môn thể thao đẹp mắt bậc nhất, nhưng đồng thời cũng ẩn chứa những câu chuyện buồn bã, bi thương nhất lịch sử phong trào Olympic.

Nhói lòng với hình ảnh tập luyện khắc nghiệt của thể dục dụng cụ

Phóng sự ảnh của Barcroft Media đã làm dấy lên  ngay trong cộng đồng người Trung Quốc. Hơn 5 năm sau đó, các hãng thông tấn phương Tây tìm lại và thừa nhận rằng những lò đào tạo khắc nghiệt đang dần biến mất, khi bị chính các phụ huynh Trung Quốc tẩy chay.

Hình ảnh nhói lòng của một bé gái tập thể dục dụng cụ - Ảnh: BARCROFT MEDIA

Hình ảnh nhói lòng của một bé gái tập thể dục dụng cụ - Ảnh: BARCROFT MEDIA

Dù vậy, thể dục dụng cụ nhìn chung vẫn bị xem là một trong những môn thể thao khắc nghiệt. Những đứa trẻ phải quen với việc bị ép cân, ép dẻo đau đớn từ nhỏ.

Trong phóng sự ảnh của Barcroft, hình ảnh nhói lòng nhất là khi một bé gái chỉ chừng 5 tuổi khóc nức nở khi bị HLV nắn chân thô bạo. Hoặc nhiều đứa trẻ khác phải treo mình trên thanh xà ngang với cái chân bẻ ngược 90 độ.

Phóng sự ảnh này đã lột tả trần trụi cuộc đời khắc nghiệt ngay từ nhỏ của các VĐV thể dục dụng cụ, không chỉ ở Trung Quốc. Xuyên suốt lịch sử phong trào Olympic, làng thể thao thế giới từng chứng kiến nhiều câu chuyện nhói lòng liên quan đến các VĐV thể dục dụng cụ, từ Mỹ, Nga, cho đến nhiều cường quốc thể thao khác.

Nỗi đau của Elena Mukhina

Nổi tiếng bậc nhất là Elena Mukhina, nhà vô địch thế giới của Liên Xô (cũ). Như nhiều VĐV thể dục dụng cụ khác, Elena đến với thể dục dụng cụ từ năm 5 tuổi. Năm 18 tuổi, cô bước lên đỉnh thế giới khi giành 3 huy chương vàng tại Strasbourg 1978.

Elena trở thành niềm hy vọng số 1 của tuyển thể dục dụng cụ Liên Xô tại Olympic 1980, kỳ thế vận hội diễn ra tại Matxcơva.

Elena Mukhina từng là niềm hy vọng số một của thể dục dụng cụ Liên Xô - Ảnh: IRISH SUN

Elena Mukhina từng là niềm hy vọng số một của thể dục dụng cụ Liên Xô - Ảnh: IRISH SUN

Nhưng rồi chỉ vài tuần trước kỳ Olympic trên sân nhà, Elena chấn thương gãy cổ và phải giã từ sự nghiệp vĩnh viễn.

Nhiều năm sau đó, bi kịch của Elena dần được hé lộ, khiến dư luận cực kỳ căm phẫn. Xuyên suốt giai đoạn tập luyện thời thiếu niên, cô gái quê ở Matxcơva đã bị HLV của mình - ông Alexandr Mikhail Klimenco cưỡng bức tập luyện bất chấp mọi hậu quả.

Khi 15 tuổi, nhiều lần Elena xin ông Klimenco nghỉ tập vì quá đau. Đáp lại là những chỉ trích dữ dội của người thầy, cho rằng cô chỉ kiếm cớ để bỏ tập.

Ngay sau khi giành 3 tấm huy chương vàng ở Strasbourg 1978, Elena rơi vào trạng thái trầm cảm, nhưng ông Klimenco không hề quan tâm. Vào cuối năm 1979, cô bị gãy chân và rồi phải tập luyện với cái chân bị bó bột.

Klimenco được mô tả là đã vô cùng tức giận khi các bác sĩ muốn Elena được nghỉ ngơi. Ông bắt cô học trò phải tập luyện với mọi dụng cụ như bình thường, và đáp xuống đất chỉ bằng chiếc chân lành lặn còn lại.

Elena Mukhina nằm trên giường bệnh trong những năm cuối đời - Ảnh: IRISH SUN

Elena Mukhina nằm trên giường bệnh trong những năm cuối đời - Ảnh: IRISH SUN

Cho đến tận khi đã bị chấn thương gãy cổ, Elena vẫn chưa thể ngừng bi kịch của mình. Cô gái 20 tuổi khi đó vẫn nuôi hy vọng trở lại sàn đấu và không muốn phẫu thuật ngay. Chỉ đến khi Tamara Jaleeva, nữ HLV trưởng của cô, can thiệp, Elena mới được phẫu thuật.

Dù vậy, ca phẫu thuật khá muộn khiến Elena không thể hồi phục. Cô phải sống phần đời còn lại trong tình trạng bị liệt ở cổ, và mắc nhiều bệnh tật khác. Năm 46 tuổi, Elena trút hơi thở cuối cùng.

Điều an ủi duy nhất chỉ là việc bà Jaleeva đã luôn ở bên cạnh cô. Một hình ảnh đại diện cho tình người trong làng thể thao.

Muôn ngàn bi kịch

Trang Olympique liệt kê thể dục dụng cụ ở vị trí đứng đầu trong số những môn thể thao gian khổ nhất. Cường độ tập luyện khắc nghiệt, sức ép từ HLV, tuổi đời sự nghiệp ngắn ngủi, bắt đầu tập quá sớm, cùng rủi ro chấn thương cực cao là những lý do chính.

Đến thập niên 2010-2020, làng thể dục dụng cụ lại đón nhận một bi kịch khác, lần này là ở Mỹ. Tháng 2-2021, HLV lừng danh John Geddert tự sát bằng súng, sau khi bị cáo buộc 20 tội danh liên quan đến buôn người, cưỡng bức lao động và kinh doanh tình dục.

"Bác sĩ ma quỷ" Larry Nassar ra tòa - Ảnh: REUTERS

"Bác sĩ ma quỷ" Larry Nassar ra tòa - Ảnh: REUTERS

Geddert là một phần quan trọng trong vụ bê bối số 1 lịch sử thể thao Mỹ, đến từ "bác sĩ ma quỷ" Larry Nassar. Từ năm 2016, nhiều VĐV thể dục dụng cụ Mỹ đã đứng ra tố cáo Nassar về hành vi lạm dụng tình dục trẻ vị thành niên.

Cuối năm 2016, Nassar bị bắt, rồi ra tòa và nhận tổng số án phạt lên đến hơn 300 năm tù giam vì tội danh kể trên. Số lượng nạn nhân của Nassar ước tính ít nhất là 265 người.

Nassar đã ác thú như thế nào? Y là bạn của Geddert (người có một trung tâm thể dục rất nổi tiếng ở Dimondale). Geddert nổi tiếng về phong cách huấn luyện khắc nghiệt đến tàn bạo. Hậu quả là nhiều VĐV nữ rơi vào trạng thái trầm cảm, suy sụp tinh thần. Và đó là lúc Nassar tiếp cận họ. 

Với danh nghĩa chữa trị tâm lý, Nassar dùng lời lẽ ngon ngọt để dỗ dành, lừa gạt rồi lạm dụng tình dục những VĐV này, rất nhiều trong số đó là trẻ vị thành niên.

Đáng nói ở chỗ, vụ bê bối này đã manh nha bị phanh phui từ những năm đầu thập niên 2010, nhưng nhiều quan chức trong Liên đoàn Thể dục dụng cụ Mỹ (USAG) và các HLV ở một số trường đại học đã tìm cách bao che, ém nhẹm.

Xuyên suốt lịch sử trăm năm của phong trào Olympic, thể dục dụng cụ là một trong những môn thể thao tạo ra những câu chuyện phi thường, những hình ảnh đẹp đẽ nhất. Nhưng đi cùng đó cũng là vô số bi kịch, và những phận đời gian nan của nhiều VĐV nổi tiếng ở môn thể thao này.

Simone Biles nghỉ nhiều vòng thi chung kết tại Olympic Tokyo vì sức khỏe tinh thần - Ảnh: REUTERS

Simone Biles nghỉ nhiều vòng thi chung kết tại Olympic Tokyo vì sức khỏe tinh thần - Ảnh: REUTERS

Tất nhiên, không phải mọi nơi của thể dục dụng cụ đều là những mảng màu đen tối. Rất nhiều VĐV thể dục dụng cụ nữ (được xem là khó khăn hơn so với nam giới) đã lập gia đình và có cuộc sống hạnh phúc sau ngày giải nghệ.

Sau những bi kịch, quan điểm của người hâm mộ và các HLV với VĐV thể dục dụng cụ cũng dần thoáng hơn. Hãng tin Reuters - trong đợt khảo sát vào năm 2017 - cho biết việc tập luyện cưỡng bức đã dần bị loại bỏ ở Trung Quốc.

Simone Biles - "" người Mỹ - đã từ bỏ 4 phần thi chung kết tại Olympic Tokyo vì sức khỏe tinh thần. Dù bất ngờ nhưng ban huấn luyện, đồng đội và người hâm mộ Mỹ đều lên tiếng ủng hộ Biles. Hai năm sau, Biles lập gia đình và vẫn tiếp tục hành trình của cô gái vàng thể dục dụng cụ Mỹ.

Hồi chuông bi thảm cho làng thể thao MỹHồi chuông bi thảm cho làng thể thao Mỹ

TTO - Ngày 25-2, làng thể thao Mỹ một phen chấn động khi HLV thể dục dụng cụ (TDDC) John Geddert tự sát bằng súng. Đó là hồi chuông bi thảm được gióng lên sau một chuỗi những bê bối tình dục của làng TDDC Mỹ.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp