Bệnh nhân sau khi được giải mẫn cảm - Ảnh: H.T.
Trường hợp khá hiếm gặp này là ông D.M.Q., 52 tuổi, ngụ ở TP.HCM. Ông Q. nhập viện Bệnh viện Đại học Y dược với chẩn đoán nhồi máu cơ tim cấp, có chỉ định đặt stent can thiệp mạch vành.
Dùng chính thuốc bị dị ứng để giải mẫn cảm
Tình huống khó khăn này đã được đặt ra với các bác sĩ. Bệnh nhân không được đặt stent can thiệp mạch vành sẽ bị đe dọa đến tính mạng, còn nếu sử dụng aspirin để can thiệp mạch vành thì bệnh nhân lại dị ứng với loại thuốc này, gây cản trở việc đặt stent, có thể đe dọa đến tính mạng.
Các bác sĩ khoa tim mạch can thiệp và dị ứng miễn dịch lâm sàng đã hội chẩn, quyết định tiến hành cho bệnh nhân. Phương pháp này nhằm tạo sự dung nạp cho bệnh nhân, giúp can thiệp mạch vành sẽ được thực hiện dễ dàng.
Bác sĩ Trần Thiên Tài - phòng khám dị ứng miễn dịch lâm sàng, người trực tiếp thực hiện phương pháp giảm mẫn cảm cho bệnh nhân - cho biết sau khi dùng thuốc aspirin 15 phút, bệnh nhân bắt đầu xuất hiện các triệu chứng của dị ứng như ngứa da, nổi mề đay, phù hai mi mắt và khó thở.
Trước đó, khi tiếp nhận bệnh nhân này, các bác sĩ đánh giá và kết luận bệnh nhân có phản ứng quá mẫn loại III với aspirin, từ đó lựa chọn phác đồ phù hợp để tiến hành giảm mẫn cảm. Tùy từng loại thuốc dị ứng, các bác sĩ sẽ có cách giải mẫn cảm cho bệnh nhân khác nhau.
Trong trường hợp này bệnh nhân đã được giải mẫn cảm bằng cách được sử dụng thuốc aspirin từ liều lượng thấp đến cao dần. Trong quá trình thực hiện, bệnh nhân được theo dõi chặt chẽ trong phòng săn sóc đặc biệt, với đội ngũ bác sĩ dị ứng miễn dịch lâm sàng và tim mạch can thiệp.
Sau khi thực hiện, các bác sĩ đã tạo được sự dung nạp với aspirin cho bệnh nhân ở liều 81mg, đây cũng là liều cần đạt được cho mục đích điều trị. Khi thực hiện thành công, bệnh nhân hoàn toàn sử dụng được thuốc aspirin ở liều 81mg mỗi ngày mà không có phản ứng dị ứng nào xảy ra.
Bệnh nhân đã có được sự dung nạp với aspirin, hoàn toàn không có triệu chứng dị ứng khi sử dụng aspirin, từ đó bệnh nhân được đặt stent theo đúng chỉ định. Sau đặt stent, sức khỏe bệnh nhân ổn định, được cho xuất viện và sử dụng thuốc aspirin hằng ngày để đảm bảo các vấn đề về tim mạch mà không có bất cứ phản ứng dị ứng nào xảy ra.
Giúp bệnh nhân hết bị dị ứng thuốc
Theo bác sĩ Trần Thiên Tài, aspirin là loại thuốc kháng viêm giảm đau không steroid có vai trò chống kết tập tiểu cầu. Vai trò của aspirin trong dự phòng nguyên phát và thứ phát các biến cố tim mạch đã được chứng minh là có thể làm giảm đến 33% các biến cố tim mạch. Ở những bệnh nhân nguy cơ cao, aspirin làm giảm tử vong do biến cố tim mạch 15% và các biến cố mạch máu không gây tử vong 30%.
Tuy nhiên, một số ít bệnh nhân lại bị dị ứng với chính loại thuốc này. Hiện nay, tỉ lệ bệnh nhân tăng mẫn cảm với aspirin trong cộng đồng dao động trong khoảng từ 0,5% - 1,9%.
Những người bị dị ứng với aspirin có mối liên quan đặc biệt giữa các yếu tố về gen, chủng tộc... với nguy cơ mẫn cảm với aspirin. Phản ứng quá mẫn với aspirin được chia làm 5 loại, dựa trên cơ chế phản ứng, với các biểu hiện lâm sàng khác nhau như hen phế quản, viêm mũi dị ứng, mề đay phù mạch, phản vệ nặng có thể đe dọa đến tính mạng và tử vong.
Do vậy, với những bệnh nhân không thể , từ đó việc can thiệp mạch vành không thể diễn ra. Trong những trường hợp như vậy, giảm mẫn cảm là phương pháp an toàn và hiệu quả để điều trị cho bệnh nhân.
Dị ứng aspirin khá hiếm gặp, khoảng 1,5% bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim cấp. Đây là trường hợp dị ứng aspirin đầu tiên được ghi nhận tại khoa tim mạch can thiệp trong năm 2018. Bệnh nhân này có chỉ định can thiệp động mạch vành qua da, bắt buộc sử dụng hai loại thuốc kháng kết tập tiểu cầu, trong đó có aspirin. Khoa tim mạch can thiệp đã phối hợp với đơn vị miễn dịch dị ứng lâm sàng tiến hành giảm mẫn cảm aspirin và nhanh chóng can thiệp động mạch vành cho bệnh nhân.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận