25/07/2021 15:54 GMT+7

Giảm liều lượng vắc xin không ảnh hưởng nhiều đến hiệu quả ngừa COVID-19?

PHÚC LONG
PHÚC LONG

TTO - Nghiên cứu lâm sàng giai đoạn 3 của vắc xin Moderna cho thấy các tình nguyện viên được tiêm 2 liều 25 microgam hoặc 50 microgam vẫn có phản ứng miễn dịch tương tự với nhóm đã tiêm 100 microgam.

Giảm liều lượng vắc xin không ảnh hưởng nhiều đến hiệu quả ngừa COVID-19? - Ảnh 1.

Một phụ nữ tiêm vắc xin AstraZeneca ở thành phố Mexico City - Ảnh: REUTERS

Năm 2018, trận dịch sốt vàng da ở Brazil gây ra tình trạng khan hiếm vắc xin trên toàn cầu. Với nguồn cung eo hẹp, các quan chức y tế Brazil quyết định chỉ dùng 1/5 liều lượng tiêu chuẩn của vắc xin để càng nhiều người được tiêm càng tốt.

Mọi thứ diễn ra suôn sẻ, cộng đồng nhanh chóng có được đề kháng và trận dịch cuối cùng được kiểm soát.

Theo Đài Al Jazeera, thế giới đã áp dụng chiến thuật tiêm chủng của Brazil để khắc phục tình trạng thiếu vắc xin trong nhiều năm qua. Bây giờ đã có nghiên cứu gợi ý rằng có thể dùng cách tương tự với vắc xin COVID-19.

Cụ thể hơn, các nhà khoa học Mỹ đã phân tích dữ liệu thử nghiệm lâm sàng giai đoạn sớm của vắc xin Moderna, trong đó các tình nguyện viên được tiêm vắc xin với liều lượng khác nhau.

Mặc dù cuối cùng người ta chọn liều 100 microgam cho thử nghiệm giai đoạn 3 và đưa vào sử dụng, dữ liệu cho thấy sau 7 tháng, các tình nguyện viên được tiêm 2 liều 25 microgam hoặc 50 microgam vẫn có phản ứng miễn dịch tương tự với nhóm đã tiêm 100 microgam.

"Mức độ đề kháng có thấp hơn nhưng không đáng kể, thậm chí hiệu quả có thể tương đương với liều 100 microgam" - ông Alex Sette, giáo sư thuộc Viện Miễn dịch học  La Jolla (Mỹ), đồng tác giả nghiên cứu, cho biết.

Giảm liều lượng vắc xin không ảnh hưởng nhiều đến hiệu quả ngừa COVID-19? - Ảnh 2.

Các nhà khoa học nghiên cứu khả năng giảm liều vắc xin để khắc phục tình trạng thiếu hụt - Ảnh: AP

Cứu được nhiều mạng người

Đầu tháng 1-2021, ông Moncef Slaoui - lãnh đạo chương trình phát triển vắc xin Operation Warp Speed của Chính phủ Mỹ - đã từng đề cập đến khả năng giảm liều lượng vắc xin. 

Ông cho rằng một nửa liều Moderna vẫn có hiệu quả tốt, nhưng nhiều người lo lắng không đủ dữ liệu chứng minh điều này.

"Hiệu quả có thể giảm từ mức 95% xuống 80%, nhưng chống lại bệnh nặng thì chừng ấy vẫn đủ, và quan trọng là cứu được thêm nhiều mạng người giữa lúc nguồn cung vắc xin thiếu thốn" - ông Ben Cowling, giáo sư bệnh truyền nhiễm thuộc Đại học Hong Kong, nhận định.

Theo một nghiên cứu khác cũng của Mỹ, mô hình giả lập dự báo nếu giảm liều vắc xin và hiệu quả phòng bệnh giảm còn 70% (thay vì 95%), số người được tiêm sẽ tăng lên và tử vong có thể giảm từ 20-37% trong 2 tháng.

"Không có lý do gì cho rằng họ (các công ty dược) đã chọn đúng liều ngay từ đầu. Chúng ta không nên mặc định cứ giảm liều lượng là hiệu quả sẽ giảm" - ông Michael Kremer, giáo sư Đại học Chicago, đồng tác giả công trình trên, nêu quan điểm.

Hiện tại dữ liệu vẫn còn hạn chế, nhưng nhóm của ông Kremer phát hiện nửa liều AstraZeneca có thể còn hiệu quả hơn liều đầy đủ, chưa kể việc giảm liều lượng sẽ giảm bớt được phản ứng phụ - một trong những nguyên nhân khiến nhiều người e ngại vắc xin.

"Các nghiên cứu đã hoàn thành đủ để cân nhắc nghiêm túc khả năng giảm liều vắc xin" - giáo sư Cowling chốt lại.

3 triệu liều vắc xin Moderna về tới Việt Nam, một nửa đã chuyển đến TP.HCM 3 triệu liều vắc xin Moderna về tới Việt Nam, một nửa đã chuyển đến TP.HCM

TTO - Rạng sáng nay 25-7, hơn 1,5 triệu liều vắcxin Moderna do Mỹ tài trợ cho Việt Nam thông qua COVAX đã về đến sân bay Nội Bài. Trước đó, gần 1,5 triệu liều cùng lô vắc xin này đã hạ cánh tại sân bay Tân Sơn Nhất, TP.HCM.

PHÚC LONG
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp