19/03/2021 08:30 GMT+7

Giảm đại biểu 'nhiều vai' trong Quốc hội

LÊ KIÊN
LÊ KIÊN

TTO - Không ai có thể gánh tốt cùng lúc cả hai vai. Thành ngữ có câu "xay lúa thì khỏi ẵm em" để nói rằng nên chuyên tâm làm một việc thì sẽ tốt hơn.

Với một đại biểu dân cử, đặc biệt là đại biểu ở cơ quan quyền lực tối cao là Quốc hội, thì sự chuyên tâm và chuyên nghiệp là cần thiết.

Đó cũng chính là lý do khiến Quốc hội nước ta không ngừng đổi mới theo hướng tăng tỉ lệ đại biểu chuyên trách, giảm đại biểu bán chuyên trách (đặc biệt là đại biểu thuộc khối hành pháp).

Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về dự kiến số lượng, cơ cấu, thành phần đại biểu Quốc hội (ĐBQH) khóa XV cũng đã kế thừa chủ trương này, theo hướng tăng số lượng đại biểu hoạt động chuyên trách, đại biểu là chuyên gia, nhà khoa học.

Ở Quốc hội khóa XIV, khi xem danh sách trúng cử, chúng tôi thấy có 6 ĐBQH là chủ tịch UBND các tỉnh. Thực tế hoạt động cho thấy nhiệm vụ của các đại biểu này rất "nặng".

UBND là cơ quan hành chính ở địa phương, nơi phải giải quyết rất nhiều công việc mang tính sự vụ mỗi ngày, trong đó có những việc chỉ thuộc thẩm quyền của chủ tịch và có những việc đòi hỏi phải có sự hiện diện của chủ tịch.

Trong khi đó, Quốc hội họp tập trung mỗi năm 2 kỳ theo thông lệ, mỗi kỳ họp thời gian kéo dài cả tháng, nếu đại biểu là chủ tịch tỉnh tập trung vào công việc điều hành thì khó có thể bảo đảm chất lượng hoạt động trong vai trò đại biểu.

"Tôi thấy vị ĐBQH là chủ tịch tỉnh làm việc rất "khổ". Hôm nào đi họp cũng phải xách cả cặp tài liệu, giấy tờ của địa phương đến hội trường để đọc, nghiên cứu, cho ý kiến" - một đại biểu chuyên trách cho biết.

Trong trường hợp nêu trên, việc một ĐBQH đồng thời là người giữ trọng trách trong cơ quan hành pháp địa phương không chỉ bất cập trong hoạt động, ảnh hưởng đến chất lượng công việc, thiếu thời gian cần thiết để có thể đảm nhiệm cùng lúc các vai trò khác nhau.

Đáng nói, tình trạng đại biểu "nhiều vai" còn phát sinh những vấn đề khác đáng quan ngại hơn, ví dụ như mâu thuẫn lợi ích: vừa là người quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước lại vừa là người chấp hành, thi hành; vừa là người có quyền giám sát lại vừa là người chịu sự giám sát; vừa xây dựng chính sách lại vừa thực thi chính sách...

Sau nhiều nhiệm kỳ tỉ lệ ĐBQH chuyên trách tăng không ngừng, đến nhiệm kỳ khóa XIV tỉ lệ này là gần 35%. Quốc hội khóa XIV đặt ra mục tiêu đạt 40% ĐBQH chuyên trách - một kỷ lục trong suốt quá trình hình thành, phát triển của Quốc hội Việt Nam, phù hợp với thông lệ quốc tế.

Tuy vậy, không phải cứ có ĐBQH chuyên trách thì có ĐBQH hoạt động chuyên nghiệp, bởi sự chuyên nghiệp đòi hỏi tố chất, điều kiện, đặc biệt là kỹ năng của một chính khách, nhà lập pháp. Yếu tố này đòi hỏi các cơ quan có trách nhiệm về quy hoạch, bồi dưỡng cán bộ cần hết sức quan tâm ở khâu lựa chọn, đề cử những người ứng cử thật sự xứng đáng và cuối cùng là những lá phiếu trách nhiệm của cử tri trong việc lựa chọn ra người đại diện của mình, thay mặt mình quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước tại cơ quan quyền lực tối cao.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội khối Chủ tịch nước Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội khối Chủ tịch nước

TTO - Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc được giới thiệu ứng cử ĐBQH khối Chủ tịch nước, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Phạm Minh Chính được giới thiệu ứng cử khối Chính phủ, Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ ứng cử khối Quốc hội…

LÊ KIÊN
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp