20/12/2023 22:17 GMT+7

Giải thưởng 3 triệu USD của VinFuture 2023 gọi tên phát minh pin năng lượng xanh

Giải thưởng chính của VinFuture 2023 trị giá 3 triệu USD đã được trao cho 'Phát minh sản xuất năng lượng xanh bằng pin mặt trời và lưu trữ bằng pin lithium-ion'.

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng trao giải chính của Giải thưởng VinFuture 2023 - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng trao giải chính của Giải thưởng VinFuture 2023 - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

Tối 20-12, lễ trao Giải thưởng VinFuture 2023 diễn ra tại Hà Nội, với giải thưởng chính (trị giá 3 triệu USD) đã được trao cho 'Phát minh sản xuất năng lượng xanh bằng pin mặt trời và lưu trữ bằng pin lithium-ion'.

Những công trình nghiên cứu đột phá, tác động đến tương lai nhân loại

Phát biểu khai mạc lễ trao giải thưởng, GS Sir Richard Friend - chủ tịch hội đồng Giải thưởng VinFuture - nhấn mạnh: "Giải thưởng tôn vinh những bước tiến trong khoa học công nghệ đã mang lại sức khỏe, sự phồn vinh, thịnh vượng và nhiều lợi ích xã hội khác cho toàn thế giới".

"Sự kiện này là nguồn cảm hứng cho tất cả chúng ta trong việc nỗ lực tìm kiếm những giải pháp mới để đối mặt với các thách thức toàn cầu mà nhân loại đang phải đối mặt. Nhiệm vụ cao cả ấy được thể hiện rõ nét trong Giải thưởng VinFuture, khi hướng đến tôn vinh sự gắn bó mật thiết giữa những phát minh đổi mới có tầm nhìn xa rộng với tác động thực sự mà các công trình ấy có thể mang lại cho sự thịnh vượng bền vững toàn cầu", GS Sir Richard Friend xúc động chia sẻ. "Tầm nhìn này đã được hiện thực hóa bởi những chủ nhân Giải thưởng VinFuture năm nay, qua chặng đường khoa học đáng ngưỡng mộ của họ".

Những công trình giành Giải thưởng VinFuture 2023 là các sáng kiến đột phá, có tác động sâu rộng tới hiện tại và tương lai nhân loại. 

Cả bốn nghiên cứu đều thuộc các lĩnh vực quan trọng và đang có tác động ngày càng rõ rệt đến đời sống của hàng tỉ người trên thế giới gồm năng lượng xanh và bền vững, ứng phó với biến đổi khí hậu, nông nghiệp bền vững và an ninh lương thực, cùng y học sức khỏe.

Trong đó, bốn nhà khoa học: GS Martin Andrew Green (Úc), GS Stanley Whittingham (Mỹ), GS Rachid Yazami (Morocco), GS Akira Yoshino (Nhật Bản) đã được trao giải thưởng chính VinFuture 2023 với phát minh đột phá kiến tạo nền tảng bền vững cho năng lượng xanh thông qua việc sản xuất bằng pin mặt trời và lưu trữ bằng pin lithium-ion.

Giải thưởng chính trị giá 3 triệu USD đã được trao cho phát minh đột phá kiến tạo nền tảng bền vững cho năng lượng xanh thông qua việc sản xuất bằng pin mặt trời và lưu trữ bằng pin lithium-ion - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

Giải thưởng chính trị giá 3 triệu USD đã được trao cho phát minh đột phá kiến tạo nền tảng bền vững cho năng lượng xanh thông qua việc sản xuất bằng pin mặt trời và lưu trữ bằng pin lithium-ion - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

Đây là các công trình đột phá chung sức tạo nên cuộc cách mạng về năng lượng xanh bền vững cho thế giới hiện tại, bằng việc chuyển đổi năng lượng mặt trời thành điện bằng pin mặt trời PERC và lưu trữ bằng pin lithium-ion.

Pin mặt trời PERC do GS Martin Green cùng nhóm nghiên cứu của ông phát triển và thúc đẩy hiệu suất chuyển đổi năng lượng từ 15% lên 25%, đồng thời đạt được hiệu quả ở cả những khu vực có điều kiện ánh sáng không thuận lợi. Kể từ khi được sản xuất đại trà vào năm 2012, pin mặt trời PERC đã chiếm tới 60% thị phần thị trường pin mặt trời trên toàn thế giới.

Trong khi đó, việc lưu trữ bằng pin lithium-ion, công trình do các nhà khoa học xuất sắc: GS Stanley Whittingham, GS Rachid Yazami, GS Akira Yoshino và GS John Goodenough (đã mất) nghiên cứu phát triển, đã mở rộng cơ hội và phạm vi được tiếp cận năng lượng xanh và bền vững. Pin lithium-ion chính là thành phần nền tảng cung cấp năng lượng cho hơn 15 tỉ thiết bị di động và 26 triệu xe điện trên toàn cầu.

Lễ trao giải cũng tri ân cố GS Goodenough - nhà khoa học tiên phong với phát minh giúp pin lithium-ion lần đầu tiên có thể được sạc lại, tác động tích cực lên hiệu quả sử dụng và tiết kiệm tài nguyên.

Tầm nhìn của Giải thưởng VinFuture lan tỏa và có tác động toàn cầu

Ba giải đặc biệt trị giá 500.000 USD đã vinh danh các công trình: "Phát minh và phổ biến giống lúa kháng bệnh", "Khám phá cơ chế gây suy giảm tầng ozone ở Nam cực" và "Khám phá vai trò của GLP-1, nền tảng cho phương pháp điều trị tiểu đường và béo phì".

Trong đó, giải đặc biệt VinFuture 2023 dành cho nhà khoa học nghiên cứu các lĩnh vực mới đã được trao cho GS Daniel Joshua Drucker (Canada), GS Joel Francis Habener (Mỹ), GS Jens Juul Holst (Đan Mạch) và PGS Svetlana Mojsov (Mỹ) với công trình tiên phong "Khám phá vai trò của các peptide giống glucagon 1 (GLP-1), là nền tảng cho các phương pháp điều trị bệnh tiểu đường và béo phì hiệu quả và thúc đẩy các liệu pháp điều trị mới đối với các bệnh thoái hóa thần kinh".

Giải đặc biệt VinFuture 2023 dành cho nhà khoa học nghiên cứu các lĩnh vực mới đã được trao cho GS Daniel Joshua Drucker (Canada), GS Joel Francis Habener (Mỹ), GS Jens Juul Holst (Đan Mạch) và PGS Svetlana Mojsov (Mỹ) - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

Giải đặc biệt VinFuture 2023 dành cho nhà khoa học nghiên cứu các lĩnh vực mới đã được trao cho GS Daniel Joshua Drucker (Canada), GS Joel Francis Habener (Mỹ), GS Jens Juul Holst (Đan Mạch) và PGS Svetlana Mojsov (Mỹ) - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

Giải đặc biệt VinFuture 2023 dành cho nhà khoa học đến từ các nước đang phát triển vinh danh GS Gurdev Singh Khush (người Mỹ gốc Ấn) và GS Võ Tòng Xuân (người Việt Nam) vì những đóng góp quan trọng trong việc phát minh và phổ biến giống lúa kháng bệnh, góp phần đảm bảo an ninh lương thực.

Giải đặc biệt VinFuture 2023 dành cho nhà khoa học đến từ các nước đang phát triển đã vinh danh GS Gurdev Singh Khush (người Mỹ gốc Ấn) và GS Võ Tòng Xuân (Việt Nam) - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

Giải đặc biệt VinFuture 2023 dành cho nhà khoa học đến từ các nước đang phát triển đã vinh danh GS Gurdev Singh Khush (người Mỹ gốc Ấn) và GS Võ Tòng Xuân (Việt Nam) - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

Giải đặc biệt VinFuture 2023 dành cho nhà khoa học nữ vinh danh GS Susan Solomon (Mỹ) cho đóng góp quan trọng trong việc "Khám phá cơ chế gây suy giảm tầng ozon ở Nam cực", góp phần thúc đẩy Nghị định thư Montreal, một nỗ lực quan trọng giúp giảm lượng lớn phát thải khí nhà kính trên toàn cầu.

Phó thủ tướng Trần Hồng Hà trao giải đặc biệt VinFuture 2023 dành cho nhà khoa học nữ cho GS Susan Solomon (Mỹ) - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

Phó thủ tướng Trần Hồng Hà trao giải đặc biệt VinFuture 2023 dành cho nhà khoa học nữ cho GS Susan Solomon (Mỹ) - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

So với mùa giải VinFuture đầu tiên, số công trình được đề cử năm nay đã tăng gấp ba. Bốn công trình đạt giải đã xuất sắc vượt qua gần 1.400 đề cử ấn tượng đến từ 90 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.

Điểm chung nổi bật của tất cả các công trình là sự kế thừa và kết hợp xuyên biên giới giữa các quốc gia đã và đang phát triển, dựa trên những nền tảng phát minh đột phá của hàng loạt các sáng kiến. Từ đó tạo nên những công nghệ toàn diện có tầm ảnh hưởng toàn cầu, góp phần chung sức xây dựng tương lai bền vững cho nhân loại.

"Giờ đây, sau ba năm tổ chức, Giải thưởng VinFuture đã minh chứng rõ ràng phạm vi sâu rộng, sức lan tỏa và tác động toàn cầu của tầm nhìn mà nó hướng đến" - GS Sir Richard Friend, chủ tịch hội đồng Giải thưởng VinFuture, nhấn mạnh.

VinFuture: kỳ vọng đưa khoa học Việt bước nhanh và tiến xaVinFuture: kỳ vọng đưa khoa học Việt bước nhanh và tiến xa

Giải thưởng VinFuture không chỉ giúp nâng cao vị thế, uy tín quốc gia mà còn truyển cảm hứng, tiếp thêm động lực khích lệ các nhà khoa học Việt vươn tới những đỉnh cao.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp