13/05/2011 05:45 GMT+7

Giải quyết nạn ô nhiễm sông Nhuệ

X.LONG - T.HOÀNG
X.LONG - T.HOÀNG

TT - Ngày 12-5, năm ứng cử viên đại biểu Quốc hội (ĐBQH) thuộc đơn vị bầu cử số 6 ứng cử tại các huyện Thường Tín, Mỹ Đức, Phú Xuyên, Ứng Hòa (Hà Nội) gồm bà Nguyễn Thị Nguyệt Hường (ủy viên Ban Kinh tế Quốc hội, ĐBQH khóa XII, chủ tịch HĐQT kiêm tổng giám đốc Tập đoàn Đầu tư phát triển VN), ông Trịnh Thế Khiết (thành ủy viên, chủ tịch Hội Nông dân TP Hà Nội), ông Phạm Văn Tân (tổng thư ký Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật VN), ông Phạm Văn Thanh (thiếu tướng, chính ủy, bí thư Đảng ủy Quân chủng phòng không - không quân), ông Lê Truyền (nguyên phó chủ tịch Ủy ban trung ương MTTQVN, tự ứng cử) đã tiếp xúc cử tri để vận động bầu cử tại huyện Phú Xuyên.

DHwi82ak.jpgPhóng to
15-5: bầu cử trên đảo Phan Vinh - Sáng 12-5, trung tá Trần Văn Nhật, đảo trưởng đảo Phan Vinh (huyện đảo Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa), cho biết công tác chuẩn bị cho ngày bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIII và bầu cử đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2011-2016 tại đảo Phan Vinh đã được hoàn tất. Ngày 14-5 đảo sẽ phát thẻ cử tri và sáng 15-5 tiến hành bầu cử. Trong ảnh: chiến sĩ đảo Phan Vinh nghiên cứu tiểu sử các ứng cử viên. K.H.

“Tôi không sợ va chạm”

Đó là khẳng định của ứng cử viên ĐBQH Lê Truyền, nguyên phó chủ tịch Ủy ban MTTQ VN, một trong ba người tự ứng cử ĐBQH tại Hà Nội. Ông Truyền nói:

- Khi tự ứng cử, tôi đã chuẩn bị tâm thế, tâm lực của mình một cách sẵn sàng. Bản thân tôi không chịu sức ép hay áp lực nào, do vậy nếu trúng cử tôi sẽ noi gương những đại biểu dám nói thẳng, nói thật trên nghị trường, không tránh né, không sợ va chạm.

Cả bốn ý kiến của cử tri trình bày tại hội nghị đều mong muốn các ứng cử viên khi trúng cử cần đặc biệt quan tâm đến cuộc sống của người dân nằm trong vùng chịu ảnh hưởng nặng nề do sông Nhuệ bị ô nhiễm, sớm có tiếng nói tác động, thúc đẩy các cơ quan chức năng nhanh chóng giải quyết tình trạng môi trường sông Nhuệ, ô nhiễm ở các làng nghề và giao thông nông thôn đang xuống cấp. “Một phần ba dân số trong tổng số 9.000 dân của xã tôi đang sinh sống liền kề sông Nhuệ và chịu ảnh hưởng trực tiếp từ sự ô nhiễm của con sông này. Năm 2008 cả xã có ba người chết vì căn bệnh ung thư ác tính, năm 2010 có năm người chết và con số này đang ngày càng tăng dần. Đề nghị Quốc hội, Nhà nước và TP cần nhanh chóng có biện pháp xử lý ô nhiễm của con sông này để sức khỏe người dân được đảm bảo” - chủ tịch UBND xã Châu Can là Cao Văn Thi kiến nghị.

Một số ý kiến cử tri cũng đề nghị các ứng viên quan tâm thúc đẩy các giải pháp cải cách thủ tục hành chính, đặc biệt là việc minh bạch hóa thông tin. Về nội dung này, ứng cử viên Phạm Văn Tân cho rằng nhu cầu tiếp cận thông tin là sự mong mỏi của đại đa số cử tri. Ông Tân cam kết nếu trúng cử sẽ đề xuất và tham gia xây dựng luật về quyền tiếp cận thông tin, đồng thời tham gia phản biện các vấn đề vì lợi ích của cử tri.

Thay mặt nhóm ứng cử viên, ông Trịnh Thế Khiết tiếp thu ý kiến và hứa sẽ có tiếng nói tác động chính quyền các cấp giải quyết những vấn đề bức thiết mà cử tri nêu.

Đơn vị bầu cử ĐBQH số 2 tỉnh Quảng Nam (gồm các huyện Quế Sơn, Nông Sơn, Hiệp Đức, Duy Xuyên, Thăng Bình và TP Hội An)

Số ứng cử viên: 5. Số đại biểu được bầu: 3

tYSptGdM.jpgPhóng to
* Ông Phạm Trường Dân (tỉnh ủy viên, phó giám đốc Công an tỉnh Quảng Nam):

Nếu được bầu chọn, tôi sẽ nỗ lực phấn đấu làm tròn trách nhiệm của một ĐBQH. Học tập lời dạy của Bác Hồ, sống gần dân, nắm bắt tâm tư nguyện vọng của dân. Việc gì có ích cho dân nhỏ mấy cũng làm, việc gì không có lợi cho dân thì dứt khoát không làm.

9qD0LcO3.jpgPhóng to
* Bà Nguyễn Thị Liên (giám đốc Trung tâm truyền thông giáo dục sức khỏe, Sở Y tế Quảng Nam):

Nếu trở thành ĐBQH, tôi sẽ cùng các thành viên của đoàn ĐBQH tỉnh tích cực tham gia đề xuất với Quốc hội các vấn đề quan trọng trong lĩnh vực chăm lo sức khỏe người dân. Làm thế nào để người dân nói chung và người dân vùng đặc biệt khó khăn được chăm sóc sức khỏe tốt hơn.

Yhxl3v05.jpgPhóng to
* Ông Nguyễn Xuân Phúc (ủy viên Bộ Chính trị, bộ trưởng - chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ):

Được giới thiệu về quê ứng cử ĐBQH tôi thật sự phấn khởi bởi được gặp lại bà con cô bác một thời từng nuôi nấng, chở che tôi trong kháng chiến khó khăn gian khổ. Nhìn thấy cuộc sống bà con đã có nhiều đổi thay, song vẫn phải thẳng thắn nhìn nhận Quảng Nam là tỉnh còn nghèo, nhất là địa bàn các huyện miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Phải có cơ chế chính sách cụ thể, tập trung nguồn lực để tạo bứt phá cho vùng này, đồng thời chăm lo tốt hơn các gia đình chính sách và mở rộng mạng lưới an sinh xã hội đến mọi đối tượng...

Ea8asUTv.jpgPhóng to
* Ông Lê Phước Thanh (phó bí thư, chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam):

Tôi sẽ kiến nghị trung ương nghiên cứu, ban hành những cơ chế chính sách tập trung hơn cho miền núi, phát huy lợi thế miền núi để phát triển bền vững, ổn định dân sinh, bảo vệ môi trường sinh thái và rừng. Khu vực đồng bằng cũng cần có cơ chế hỗ trợ để đầu tư xây dựng hạ tầng, các khu kinh tế.

x8I9e7uN.jpgPhóng to
* Ông Nguyễn Đức Thành (phó chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra, phó Văn phòng Công an tỉnh Quảng Nam):

Dù có trở thành ĐBQH hay không, tôi luôn xác định công việc của mình là phục vụ nhân dân. Dân giúp ta nhiều ta thắng lợi nhiều, dân giúp ta ít ta thắng lợi ít... Làm ĐBQH càng phải nâng cao tinh thần trách nhiệm với nhân dân, tích cực tham gia các quyết sách quan trọng của Quốc hội, kiên quyết đấu tranh với tệ quan liệu, tham nhũng, xa dân...

VÕ TRƯỜNG ghi

Cử tri quan tâm đến y tế và giáo dục

Ngày 12-5, ông Nguyễn Hòa Bình (ủy viên Trung ương Đảng, bí thư Tỉnh ủy Quảng Ngãi, ứng cử viên đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND tỉnh Quảng Ngãi) đã tiếp xúc cử tri huyện Tây Trà, Trà Bồng, Bình Sơn, Sơn Tịnh. Trong các vấn đề bức xúc mà cử tri quan tâm, vấn đề về y tế được quan tâm nhiều nhất. Cử tri huyện Sơn Tịnh thắc mắc dự án Bệnh viện Chợ Rẫy - Quảng Ngãi vì sao chủ đầu tư xin dừng đầu tư? Tinh thần phục vụ bệnh nhân của đội ngũ y bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Quảng Ngãi không tốt khiến người dân phải chuyển ra Đà Nẵng điều trị. Trả lời ý kiến các cử tri, ông Nguyễn Hòa Bình hứa: “Tôi xin hứa với tư cách bí thư Tỉnh ủy sẽ có cuộc làm việc với Sở Y tế, bệnh viện để có chỉ đạo nhằm nâng cao chất lượng khám chữa bệnh của Bệnh viện Quảng Ngãi”... Về việc xây dựng Bệnh viện Chợ Rẫy - Quảng Ngãi, ông Bình cho biết tỉnh chủ trương xã hội hóa xây dựng thêm bệnh viện nhưng do khủng hoảng kinh tế nên không xây dựng nữa.

* Sáng 12-5, tại hội trường UBND xã Điện Nam Trung, huyện Điện Bàn, sáu ứng cử viên HĐND tỉnh Quảng Nam đơn vị bầu cử số 1 gồm: ông Nguyễn Văn Sỹ (phó bí thư thường trực Tỉnh ủy, chủ tịch HĐND tỉnh kiêm trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Nam khóa XII), ông Vũ Văn Thẩm (tỉnh ủy viên, chủ tịch Hội Nông dân tỉnh), ông Trần Đình Tùng (tỉnh ủy viên, giám đốc Sở Tài chính), ông Nguyễn Út (trưởng Ban kinh tế Hội Nông dân tỉnh), bà Nguyễn Thị Nha (phó giám đốc Trung tâm chăm sóc sức khỏe sinh sản), bà Nguyễn Thị Kiều Trinh (phó trưởng khoa sản Bệnh viện Đa khoa tỉnh) đã có buổi tiếp xúc cử tri ba xã Điện Nam Bắc, Điện Nam Đông, Điện Nam Trung.

Tại buổi tiếp xúc, một số cử tri đã nêu nhiều vấn đề bức xúc nảy sinh từ việc đền bù, giải phóng mặt bằng của địa phương. Cụ thể, hơn 20 hộ giải tỏa khu vực đường Thanh Niên thuộc xã Điện Nam Bắc đã nhận tiền đền bù, giải tỏa từ năm 2009, đến nay hơn một năm nhưng chưa được cấp đất để làm nhà. Việc giải tỏa tuyến đường 607 tại xã Điện Nam Bắc, mức giá đền bù quá chênh lệch, đề nghị cấp trên quan tâm để dân không bị thiệt...

Thay mặt các ứng cử viên HĐND tỉnh, ông Nguyễn Văn Sỹ ghi nhận những ý kiến cử tri để tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc của họ.

* Ngày 12-5, tại UBND phường Phước Vĩnh, TP Huế, các ứng cử viên HĐND tỉnh Thừa Thiên - Huế khóa VI gồm các ông, bà Lê Văn Anh (hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Huế), Hoàng Thị Kiều Dung (hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Huệ), Đoàn Thị Thanh Huyền (bí thư Đảng ủy khối cơ quan tỉnh Thừa Thiên - Huế), Trần Văn Quí (linh mục quản xứ giáo xứ Phường Đúc) và Lê Văn Trường (giám đốc điều hành Công ty Á Đông) đã tiếp xúc cử tri TP Huế.

Nhiều cử tri ở Huế có ý kiến bức xúc rất nhiều vấn đề liên quan đến giáo dục như: chất lượng giáo dục có chiều hướng giảm, tình trạng mù chữ tăng tại TP Huế, đạo đức lối sống của học sinh sinh viên giảm sút, tăng học phí và thiếu việc làm cho sinh viên ra trường...

X.LONG - T.HOÀNG
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp