Trực thăng có mặt và cứu 6 người cuối cùng trên tàu Vietship 01 bị nạn vào bờ sáng 11-10 - Ảnh: QUỐC NAM
Và nếu không có những chuyến bay cất cánh từ đất liền đó, có lẽ rất nhiều hơi thở của ngư dân đã ngừng đập trên biển mênh mông giá lạnh.
Từ nhiều năm qua, việc điều trực thăng cấp cứu ngư dân bị nạn khi đánh cá trên các vùng biển là việc làm thường xuyên của Bệnh viện Quân y 175. Nếu không có những chuyến bay cất cánh từ đất liền đó, có lẽ rất nhiều trái tim của ngư dân đã ngừng đập trên biển mênh mông giá lạnh.
Thiếu tướng Nguyễn Hồng Sơn - giám đốc Bệnh viện Quân y 175 - nói nếu như trước đây khi có sự cố cần cấp cứu bằng đường không, trực thăng phải đáp xuống sân bay Tân Sơn Nhất, trước khi chuyển người bệnh lên xe cứu thương vào bệnh viện. Dù cự ly không quá xa nhưng mất rất nhiều thời gian vận chuyển, nhiều lúc kẹt xe... có thể làm chậm trễ "thời gian vàng" cứu sống người bệnh. Do đó việc đưa vào sử dụng sân bay trực thăng là giải pháp tối ưu cho hoạt động cứu hộ cứu nạn từ biển đảo hoặc các tỉnh thành khu vực phía Nam khi có những tai nạn, sự cố cần cấp cứu.
"Trước đây việc chuyển bệnh từ đảo về đất liền bình quân tốn khoảng 3 giờ 30 phút. Kể từ khi áp dụng vận chuyển trực tiếp, có thể giảm được tối đa 20 - 30 phút", ông nói.
TP.HCM chuẩn bị sẵn sàng
Để cấp cứu trong tình huống khẩn cấp, ông Nguyễn Tấn Bỉnh - giám đốc Sở Y tế TP.HCM - khẳng định TP.HCM đã có kế hoạch đầu tư sẵn cho tương lai với các hệ thống sân bay trực thăng được xây dựng ở Bệnh viện Nhân dân 115, Bệnh viện Ung bướu và Bệnh viện Nhi đồng thành phố. Hiện nay các cơ sở mới xây dựng đều phải có thiết kế sân bay trực thăng. Trong tương lai gần, việc cấp cứu bằng đường hàng không rất cần thiết trong bối cảnh kẹt xe, nhu cầu chăm sóc sức khỏe, điều trị các bệnh hiểm nghèo ngày càng tăng cao.
"Trên thực tế có nhiều khách du lịch bị chấn thương nặng cần được cấp cứu nhưng nếu ở Cần Giờ hay Vũng Tàu quá xa, di chuyển lâu, thậm chí kẹt xe là điều không thể đi bằng đường bộ. Việc vận chuyển bằng đường không là biện pháp tối ưu, rất hiệu quả để kịp thời gian vàng cứu sống người bệnh. Không chỉ vận chuyển con người, có thể vận chuyển cả máu ra đảo cứu người nếu cần", ông Bỉnh nói.
Chủ động "sống chung với sự cố"
Tại các vùng vốn "sống chung với lũ", để tránh xảy ra những sự việc đau lòng, một bác sĩ sản khoa ở TP.HCM cho rằng trong những trường hợp khẩn cấp, người nhà hãy chủ động liên hệ cơ quan chức năng ứng cứu trợ giúp kịp thời (như điều canô, ghe xuồng kiên cố, trang bị áo phao...) đến để chở đi.
"Trong mưa gió bão lũ không chỉ có chuyện sinh đẻ, còn có rất nhiều tình huống bệnh tật khác (té, điện giật) cần được cấp cứu, do đó trước tiên cần ý thức phòng tránh hoặc chủ động thông báo tới cơ quan có trách nhiệm. Ngoài ra ở địa phương có thể thiết lập đường dây nóng, tổ chức các đội cấp cứu để xử lý khi có tình huống đặc biệt", bác sĩ này phân tích.
Hiện vấn đề cũng được nhiều người đặt ra là cần trang bị đủ, đa dạng phương tiện, hình thức phục vụ công tác cứu hộ khi có tình huống khẩn cấp.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận