01/11/2016 10:23 GMT+7

Nữ sinh đánh bạn quay clip, làm sao trị tận gốc?

NGUYỄN VĂN CÔNG
NGUYỄN VĂN CÔNG

TTO - Sau hàng loạt vụ nữ sinh đánh nhau rồi quay clip tung lên mạng xã hội, ThS tâm lý Nguyễn Văn Công đã gởi đến Tuổi Trẻ Online bài viết phân tích nguyên nhân và đưa ra giải pháp góp phần hạn chế vấn nạn này.

Nhóm nữ sinh Trường THCS Quỳnh Long, huyện Quỳnh Lưu (Nghệ An) đánh hội đồng ba nữ sinh ngày 2-10 trước sự vô cảm của bạn cùng trang lứa - Ảnh cắt từ clip

"Liên tiếp những vụ bạo lực học đường diễn ra trong thời gian vừa qua. Đáng lưu ý, phần lớn là học sinh nữ đánh nhau, đánh hội đồng, làm nhục đối phương, quay video clip rồi tung lên mạng coi như một “đẳng cấp” để khẳng định mình.

Nổi bật là vụ ngày 2-10 trước sự vô cảm của bạn cùng trang lứa.

Gần đây nhất, ngày 27-10 trên mạng xã hội xuất hiện clip vụ một vụ Khi vụ việc xảy ra thì xung quanh đó có nhiều thiếu nữ khác đứng xem, bình luận, ghi hình.

Vì sao bạo lực ở nữ sinh lại gia tăng?

Để giải mã lý do tại sao thời gian gần đây lại xuất hiện những clip nhóm nữ sinh đánh hội đồng một hoặc một số nữ sinh khác, một số chuyên gia tâm lý - giáo dục cho rằng: Về đặc điểm tâm lý giới tính nữ có những vấn đề đáng lưu ý.

Nữ sinh thường rất nhạy cảm, hay để ý những điều nhỏ nhen, dễ thay đổi thất thường, cảm xúc không ổn định và khó kiểm soát. Lòng hiềm khích, ghen tị, đố kỵ xảy ra nhiều nhất giữa đám bạn nữ cùng trang lứa với nhau, được nhen nhóm từ những lý do nhỏ nhặt, vụn vặt, bắt nguồn từ các mối quan hệ không thỏa mãn được những mong muốn của bản thân.

Lòng ghen ghét xuất phát từ ý nghĩ muốn phủ nhận kẻ khác, hạ thấp vị thế của người khác.

Học sinh nữ, nhất là bậc THCS và THPT đã và đang trải qua thời kỳ dậy thì - là giai đoạn có nhiều biến động về tâm sinh lý, nhất là nhu cầu mong muốn thể hiện mình và muốn mình là tâm điểm của mọi sự chú ý.

Các em gây sự, bạo hành với đối phương nhằm mục đích chính nhất là tung hô cho cả thiên hạ biết “chiến tích” của mình. Các em nữ đánh nhau nhiều khi vì những lý rất trái khoáy như do tranh giành người yêu, không cùng đẳng cấp…

Còn đối với học sinh nam, nếu có xích mích thì hành động “đối đầu” giữa các em là cách giải quyết mâu thuẫn nhanh gọn.

Với học sinh nữ thì phức tạp hơn nhiều, từ việc gặp nhau trao đổi về những mâu thuẫn, rồi đến giai đoạn chỉ rõ mức độ và thỏa thuận, nếu việc thỏa thuận dứt khoát, rõ ràng, hợp tình hợp lý thì không xảy ra xô xát (tình huống này rất hiếm vì cái tôi của các em lứa tuổi này rất lớn), khi không thỏa hiệp được hoặc một trong hai nhóm không kiềm chế được mình đã xúc phạm đối phương.

Tiến trình bạo hành cũng không diễn ra ngay mà còn có sự tính toán và chuẩn bị (có khi từ một nhóm mà nhóm kia không biết rõ). Vì thế, khá nhiều vụ bạo hành do nữ gây ra không diễn ra ở trong khuôn viên trường học mà ở một địa điểm có lợi cho bên gây sự và thường kèm theo hung khí.

Giải pháp cần thiết

Từ việc nắm được những biểu hiện của tâm lý nữ sinh làm gia tăng bạo lực, chúng ta cần đưa ra những giải pháp cấp thiết góp phần xóa nạn bạo lực học đường.

- Đối với gia đình: Chú ý hơn nữa cải thiện mối quan hệ trong gia đình lành mạnh. Cha mẹ luôn quan tâm, điều chỉnh hành vi, cử chỉ của con cái trong đối xử với bạn bè, với người yếu thế hơn mình, không nên phó mặc hoàn toàn trách nhiệm cho nhà trường. Các bậc cha mẹ cần bổ sung kiến thức về giới trong giáo dục con mình để có cách tác động phù hợp với con trai cũng như con gái.

Đặc biệt, trong gia đình cha mẹ đừng bao giờ xung đột trước mặt con, tất cả hành vi cãi vả, bạo lực bao giờ cũng là hình ảnh phản chiếu đến lối sống của con trẻ (cả nam và nữ), đó cũng chính là nguyên nhân tâm lý, mầm mống của bạo lực sau này.

Bên cạnh đó, nhất là người mẹ phải thường xuyên bên cạnh con gái để chia sẻ, động viên và giáo dục cho con hiểu được những nét tính cách cần thiết mà phụ nữ thời nào cũng cần thiết là sự nhường nhin, rộng lượng, vị tha…

- Đối với nhà trường: Cần đưa vào trường những chương trình giáo dục mang tính nhân văn, các hoạt động thân thiện, xây dựng văn hóa học đường, gia tăng nội dung dạy người trong quá trình giáo dục, đưa nội dung dạy kỹ năng sống, giá trị sống vào thành môn học sinh động theo từng cấp học.

Tổ chức các hoạt động tập thể phong phú, đa dạng để thu hút các em tham gia, nhất là những hoạt động nữ công gia chánh để phát huy những mặt tâm lý nữ tính tích cực trong tập thể.

Bên cạnh đó cũng nêu những gương xấu để từ đó thường xuyên giáo dục, nhắc nhở các em, coi đó là bài học cần rút kinh nghiệm.

Phát huy tốt vai trò của giáo viên chủ nhiệm cũng như các chuyên viên tư vấn học đường để kịp thời phát hiện, phòng ngừa và can thiệp sớm các biểu hiện dẫn đến xung đột, nhất là chia sẻ cùng các em những khó khăn tâm lý trong mối quan hệ, trong đó có quan hệ tình yêu nam nữ.

- Đối với xã hội: Cần làm thay đổi, giảm thiểu những tiêu cực và truyền thông bạo lực tới học đường. Cơ quan chức năng cũng cần phải phối hợp với gia đình và nhà trường để kiên quyết xử lý những trường hợp bạo lực có tính dã man, côn đồ.

Bên cạnh đó, các phương tiện thông tin tuyên truyền cũng cần tích cực tuyên truyền, phê phán, tăng cường nêu gương học sinh tốt để qua đó giáo dục tập thể cũng như các cá nhân có xu hướng và hành vi bạo lực".

Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả. Bạn có đồng ý với những giải pháp mà ThS Nguyễn Văn Công đưa nhằm giải quyết vấn nạn nữ sinh đánh nhau? Mời bạn chia sẻ ý kiến của mình trong phần BÌNH LUẬN dưới bài viết hoặc gởi đến địa chỉ: [email protected]. Cảm ơn bạn!

 

NGUYỄN VĂN CÔNG
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp