10/12/2018 14:02 GMT+7

Giải Nobel chọn thành tựu trọn đời hơn là đột phá

D.KIM THOA thực hiện
D.KIM THOA thực hiện

TTO - Nhân lễ trao giải Nobel thường niên diễn ra ngày 10-12, Tuổi Trẻ có cuộc trò chuyện với ông Pereric Högberg - đại sứ Thụy Điển, quê hương của giải Nobel - xung quanh chuyện giải thưởng Nobel và văn chương Việt Nam.

Giải Nobel chọn thành tựu trọn đời hơn là đột phá - Ảnh 1.

Đại sứ Thụy Điển, ông Pereric Högberg, trò chuyện với nhà văn hóa Hữu Ngọc, tác giả nhiều cuốn sách về văn hóa Việt Nam mà ông Pereric Högberg rất thích đọc - Ảnh: NVCC

Nhắc tới là nhắc tới những đỉnh cao của tri thức và nghệ thuật nhân loại. Bởi thế, có mặt từ hơn 110 năm qua, Nobel vẫn là giải thưởng có tính tôn vinh và truyền cảm hứng lớn nhất.

Tôi nghĩ một điều còn thiếu ở Việt Nam là những cửa hàng sách quy mô lớn để bạn có thể vào đó và tìm được mọi tác phẩm văn chương từ tất cả các nước trên thế giới.

Đại sứ Pereric Högberg chia sẻ

Ấn tượng với Nobel y sinh

* Trong các giải thưởng Nobel năm nay, ông ấn tượng nhất với giải thưởng nào?

dsu

Đại sứ Thụy Điển, ông Pereric Högberg

- Tôi nghĩ mọi giải Nobel đều rất ấn tượng, bởi nó cũng là tiêu chí mong muốn của nhà bác học Alfred Nobel trong di chúc để lại.

Tôi không muốn xếp hạng ai, nhưng với tôi giải thưởng hết sức đặc biệt của năm nay là giải y sinh. Giải thưởng này đã ghi nhận và tôn vinh công trình nghiên cứu điều trị ung thư của các nhà khoa học James

P. Allison và Tasuku Honjo. Ung thư là căn bệnh hiện có tại mọi xã hội, ở Thụy Điển, ở Việt Nam và trên toàn thế giới đều có căn bệnh hiểm nghèo này. Hai nhà nghiên cứu đã tìm ra cách giúp hệ miễn dịch của con người có thể chống lại tế bào ung thư theo một cách khác.

Một giải khác cũng ấn tượng là Nobel hòa bình khi năm nay nó được trao cho một trong hai người mà tôi có quen biết, ông Denis Mukwege, đó thực sự là điều tuyệt vời và thú vị. Tôi nghĩ ông ấy đã làm được một số công việc tuyệt vời giúp đỡ những phụ nữ trẻ chống lại bạo lực tình dục và công việc của ông ấy hoàn toàn ấn tượng. Vậy nên ông ấy hoàn toàn xứng đáng.

* Ông nghĩ sao về xu thế trao Nobel cho các thành tựu trọn đời thay vì những thành tựu có tính đột phá?

- Nếu bạn xem lại những ý tưởng ban đầu của nhà bác học Alfred Nobel, đúng là ông ấy thực sự muốn tìm kiếm nhiều hơn các thành tựu đột phá. Giải thưởng Nobel đầu tiên đã được trao từ năm 1901. Và thực sự đôi khi người ta đã thấy nếu chỉ trao giải cho những thành tựu đột phá ngay khi nó xuất hiện thì có thể là quá sớm.

Vậy nên tôi nghĩ các ủy ban giải thưởng Nobel đã cho rằng thời điểm trao Nobel là khi công trình đó được chứng minh rõ ràng đó thực sự là một thành tựu đột phá. Chẳng hạn, nếu bạn nghĩ ra một điều gì đó nay mai và có vẻ như rất tuyệt vời, nhưng rồi trong khoảng ba hay bốn năm nữa, một nhà nghiên cứu khác lại không đồng ý với bạn hoặc tìm được một phương pháp khác.

Vậy nên các ủy ban Nobel muốn chắc chắn rằng thành tựu trọn đời là điều được chứng minh đúng theo thời gian.

Văn chương Việt Nam thiếu thừa nhận rộng rãi

* Tôi muốn nói một chút về Nobel văn chương. Kể từ khi có giải thưởng này năm 1901 đến nay, các nhà văn Việt Nam chưa từng được xướng tên. Theo ông thì tại sao?

- Giải thưởng Nobel không phải một cuộc thi và ai cũng có quyền tham gia, tuy nhiên bạn không thể tự đề cử cho chính mình. Vậy nên đây là một quá trình đề cử và tôi nghĩ mỗi năm có hơn 700 hay 800 đề cử. Tuy nhiên tất cả những đề cử đó đều bí mật, không ai biết nhà văn nào đã được đề cử, và ngay chính các nhà văn cũng không ai biết họ có được đề cử hay không.

Về văn chương Việt Nam, tôi đã đọc nhiều và rất thích. Chúng tôi cũng đã có một giải thưởng văn học khác ở Thụy Điển là giải Cikada từng được trao cho hai tác giả Việt Nam (nhà thơ Mai Văn Phấn là người Việt Nam thứ hai nhận giải thưởng này năm 2017, trước đó năm 2015 nhà thơ Ý Nhi là người Việt Nam đầu tiên nhận giải thưởng Cikada - chú thích của PV).

Tuy nhiên về Nobel văn chương, quan điểm cá nhân tôi về việc này là văn chương Việt Nam vẫn thiếu một sự thừa nhận rộng rãi hơn trên phạm vi quốc tế.

Tôi nghĩ đây cũng chính là cách mà Thụy Điển và Viện Hàn lâm Thụy Điển tiếp cận với văn chương thế giới khi họ muốn tìm kiếm các tác giả từ các nước, và nhất là tại những điểm gặp gỡ khi cần trong các sự kiện văn chương, các hội thảo và các diễn đàn, hội nghị. Đó là khi họ gặp gỡ và được truyền cảm hứng về các tác phẩm, tác giả.

Nếu bạn quan sát các tác giả trong văn chương Thụy Điển, có một điều đã luôn là điểm quan trọng nhất, chính là sự cởi mở, mọi thứ đều có thể tiếp cận. Bạn có thể nói về mọi vấn đề. Các tác giả có thể ngồi xuống thảo luận về mọi điều trong tác phẩm và đọc mọi thứ của nhau.

Tôi mong muốn và hi vọng trong tương lai, những người trẻ Việt Nam có thể tìm thấy mọi tác phẩm văn chương trên thế giới (gồm cả bản dịch sang tiếng Việt và cả ngôn ngữ gốc) trong các hiệu sách ở Việt Nam. Và tôi rất hi vọng trong thời gian sống của chúng ta, Việt Nam sẽ có tác giả được đề cử giải thưởng Nobel văn chương.

* Ngôn ngữ có phải là rào cản khiến văn chương Việt Nam khó hội nhập và khó lọt vào những đề cử Nobel không, thưa ông?

- Tôi không nghĩ thế. Tôi nghĩ hầu hết các tác giả đều có thể được đề cử với tác phẩm bằng ngôn ngữ gốc của họ. Vấn đề chỉ là tác phẩm đó đã được dịch hay chưa. Tuy nhiên đây thực sự không phải là một trở ngại với Viện hàn lâm.

Không ai biết cách họ chọn ra người đoạt giải Nobel văn chương như thế nào, song đương nhiên họ phải làm việc với các đối tác của họ liên quan tới ngôn ngữ gốc. Tôi nghĩ các tổ chức văn chương nên hoạt động cởi mở hơn trong môi trường này.

Tôi tin rằng các hội nhà văn và hiệp hội văn chương ở Việt Nam nên tương tác nhiều hơn nữa với thế giới. Vậy nên một lời khuyên nhiệt thành của tôi là các nhà văn cũng như các nhà xuất bản ở Việt Nam nên hiện diện nhiều hơn nữa trong bối cảnh chung của thế giới.

* Ông nói đã từng đọc các tác phẩm của nhà văn Việt Nam, vậy đâu là những tác giả ông ấn tượng nhất?

- Một trong những tác giả Việt Nam yêu thích nhất của tôi chính là người đã đoạt giải thưởng Cikada năm ngoái, tên ông ấy là Mai Văn Phấn.

Mặc dù đã học tiếng Việt được hai năm rưỡi, nhưng tôi phải thú nhận là khả năng học ngoại ngữ của tôi dường như có hạn chế. Tuy nhiên may mắn là tôi đã có thể đọc được thơ của ông Mai Văn Phấn bằng cả tiếng Anh và tiếng Pháp và sau này bằng cả tiếng Thụy Điển khi được dịch ra.

Tôi thích đọc thơ vì bất kể việc bạn là một nhà báo, một đại sứ, một tổng thống hay chỉ là một người nông dân hoặc một nhân viên nhà hàng, cuộc sống vẫn là cuộc sống, và chúng ta phải đối diện với rất nhiều vấn đề trong đời.

Tôi nghĩ thơ ca hiểu cách thức con người phải trải qua trong nhiều phương diện đó, gồm cả niềm vui và nỗi buồn.

* Nhưng thơ Mai Văn Phấn được nhiều người cho là khó đọc và dịch thơ cũng khó?

- Tôi không nghĩ dịch thơ lúc nào cũng khó. Hoặc có thể tôi may mắn gặp được bản dịch hay. Nhưng vẻ đẹp thiên nhiên cùng tâm hồn con người trong thơ ông ấy đã hấp dẫn tôi.

Vả lại bạn cũng không phải lúc nào cũng cần hiểu khi đọc thơ. Ý tôi nói là đọc thơ không giống như đọc bất cứ các bài luận văn thuộc những lĩnh vực khác của giải Nobel. Nó còn là sự hấp dẫn của tính nhạc, của giai điệu.

Thế nên tôi biết thơ ông ấy đang khá phổ biến tại Thụy Điển. Tôi thích tính nhạc trong thơ Mai Văn Phấn. Tôi cũng thích cả những sự tương đồng trong cách cảm, cách nghĩ về đời sống giữa người Việt Nam và người Thụy Điển trong thơ của nhà thơ Ý Nhi.

* Xin cảm ơn ông!

Ban giám khảo Nobel văn chương sẽ

TTO - Hai nhà văn, hai nhà phê bình và một dịch giả, tất cả đều là người Thụy Điển, sẽ được bổ sung cùng với năm thành viên cũ của ban giám khảo giải thưởng Nobel văn chương danh giá năm 2019.

D.KIM THOA thực hiện
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp