23/02/2023 07:59 GMT+7

Giải mã Nga đình chỉ hiệp ước New START

Tuyên bố đình chỉ hiệp ước kiểm soát vũ khí hạt nhân với Mỹ của Tổng thống Nga Vladimir Putin đang thu hút mọi sự chú ý, giữa lúc cuộc chiến tại Ukraine chuẩn bị cán mốc tròn một năm bùng nổ.

Tên lửa đạn đạo xuyên lục địa RS-24 của Nga là một trong những loại nằm trong giới hạn số lượng theo New START - Ảnh: Bộ Quốc phòng Nga

Tên lửa đạn đạo xuyên lục địa RS-24 của Nga là một trong những loại nằm trong giới hạn số lượng theo New START - Ảnh: Bộ Quốc phòng Nga

Thông điệp liên bang của Tổng thống Putin ngày 21-2 được ví như một thỏi nam châm. Không ít người hồi hộp và lo lắng vì tin rằng một cuộc chạy đua vũ trang hạt nhân mới sắp sửa bắt đầu giữa hai siêu cường.

Đình chỉ vẫn tốt hơn là rút khỏi hiệp ước.

Ông Pavel Podvig (một nhà nghiên cứu cấp cao tại Viện Nghiên cứu giải trừ quân bị của Liên Hiệp Quốc) nói với tờ Foreign Policy.

Động thái ngoài khuôn khổ

"Họ muốn gây ra một "thất bại chiến lược" đối với chúng ta và cố gắng tiếp cận các cơ sở hạt nhân của chúng ta cùng lúc", ông Putin nêu vấn đề trong Thông điệp liên bang dài gần 100 phút. "Trong bối cảnh như vậy, hôm nay tôi phải tuyên bố Nga sẽ đình chỉ việc tham gia hiệp ước New START", ông nhấn mạnh. Nhà lãnh đạo Nga cho biết quyết định xuất phát từ việc Mỹ đang hỗ trợ Ukraine trong cuộc chiến. Quốc hội Nga dự kiến sẽ sớm thông qua đề xuất của ông Putin.

Tuyên bố của tổng thống Nga đặt ra câu hỏi về tương lai của New START - hiệp ước kiểm soát vũ khí hạt nhân cuối cùng còn lại giữa hai cường quốc hạt nhân lớn nhất thế giới. Giữa lúc truyền thông phương Tây đang tập trung cho các bài viết về một năm chiến sự Ukraine, sự xuất hiện của nó đã làm xao nhãng những bài viết về chiến thắng của Ukraine và nước Nga đang thế nào sau 12 tháng xung đột.

Vài giờ sau bài phát biểu của ông Putin, Bộ Ngoại giao Nga tuyên bố nước này không có ý định triển khai thêm vũ khí hạt nhân chiến lược vượt quá số lượng quy định trong New START. Matxcơva cũng khẳng định sẽ không rút khỏi hiệp ước hoàn toàn, New START sẽ hết hạn vào tháng 2-2026.

Tuyên bố của ông Putin và Bộ Ngoại giao Nga là điều đang khiến giới phân tích bối rối vì chưa rõ động cơ của Matxcơva là gì. Nội dung hiệp ước không có điều khoản nào quy định Mỹ hoặc Nga có quyền đơn phương đình chỉ tham gia. 17 trang của hiệp ước chỉ nhắc đến việc mỗi bên có quyền "rút khỏi" nếu nhận thấy hành động của bên còn lại đe dọa "lợi ích tối cao" của mình.

Thông báo rút khỏi hiệp ước sẽ bao gồm thông tin về các sự kiện bất thường mà bên thông báo coi là đã gây nguy hiểm cho lợi ích tối cao của mình. Hiệp ước này sẽ chấm dứt sau ba tháng kể từ ngày bên còn lại nhận được thông báo nói trên.

Như vậy, quyết định "đình chỉ" của Nga không dựa trên bất kỳ điều khoản nào trong hiệp ước. Điều đó đồng nghĩa New START vẫn còn hiệu lực, trừ khi Nga hoặc Mỹ đạt được một hiệp ước mới thay thế.

Dữ liệu: DUY LINH - Nguồn: Hiệp ước New START - Đồ họa: TUẤN ANH

Dữ liệu: DUY LINH - Nguồn: Hiệp ước New START - Đồ họa: TUẤN ANH

Toan tính của Nga

Tuyên bố đình chỉ tham gia New START có vẻ như là một bước đi thể hiện thái độ không hài lòng của Nga đối với Mỹ về một số vấn đề. Đầu tiên là sự hỗ trợ của Washington cho Kiev. Nga đã nhiều lần nhấn mạnh "chiến dịch quân sự đặc biệt" ở Ukraine là để bảo vệ lợi ích, an ninh quốc gia của nước này. Do đó, mọi sự giúp đỡ của Mỹ cho Ukraine sẽ được diễn giải như một sự can thiệp nước ngoài vào nỗ lực đảm bảo an ninh của Nga. Quyết định của ông Putin sẽ tạo cảm giác chính Mỹ đã dồn Nga đến việc đình chỉ New START để bảo vệ lợi ích quốc gia.

Thứ hai, Nga có thể đang muốn loại bỏ một số điều khoản trong hiệp ước, trong đó có quy định thanh sát vị trí triển khai vũ khí hạt nhân chiến lược. Nga có lý lẽ của mình, bởi không quốc gia nào muốn một nước đang hỗ trợ quốc gia đối đầu với mình tiếp cận những con số đó. Nhưng nếu hiểu theo nghĩa khác, Nga có thể đã triển khai các phương tiện phóng bên ngoài những địa điểm đã cam kết trong hiệp ước.

Theo thống kê của Bộ Ngoại giao Mỹ, kể từ khi New START được ký kết và có hiệu lực năm 2011, Nga và Mỹ đã cho phép tiến hành 328 cuộc thanh tra tại chỗ các kho dự trữ vũ khí chiến lược của nhau. Hai bên cũng đã trao đổi 25.311 thông báo về tình trạng kho vũ khí, số lượng bệ phóng... Vào tháng 3-2020, Nga và Mỹ nhất trí tạm dừng các cuộc thanh tra do đại dịch COVID-19. Nhưng khi Mỹ tìm cách nối lại chúng vào tháng 8 năm ngoái, Nga đã từ chối những nỗ lực này. Kể từ đó, những cáo buộc Matxcơva vi phạm hiệp ước bắt đầu xuất hiện.

Thứ ba, Nga muốn tạo đòn bẩy để đàm phán không chỉ với Mỹ mà còn với phương Tây. Bởi vì không có điều khoản nào quy định về việc đình chỉ hay quay lại New START, đó sẽ là một vấn đề mà Mỹ sẽ phải đàm phán với Nga để hiểu rõ. Nếu các cuộc đàm phán như vậy diễn ra, khả năng Matxcơva yêu cầu Washington giảm bớt viện trợ cho Kiev chắc chắn sẽ nằm trong các yêu sách.

Tổng thống Putin đã phác thảo các điều khoản của mình để quay trở lại, bao gồm cả việc tính đến khả năng hạt nhân của các quốc gia thành viên NATO khác (như Anh và Pháp) vốn không phải là một bên trong New START.

Nga nêu điều kiện quay lại hiệp ước New START với MỹNga nêu điều kiện quay lại hiệp ước New START với Mỹ

Điện Kremlin nhấn mạnh sẽ không quay lại hiệp ước New START nếu phương Tây không thay đổi thái độ với nước Nga mặc dù đây là hiệp ước giữa Nga với Mỹ.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp