Các nhà nghiên cứu tại Đại học South California (Mỹ) đã chứng minh mũi cá mập sử dụng “mùi nổi” (kiểu như “âm thanh nổi”) để dò tìm những chênh lệch thời gian - không hơn nửa giây - mà mùi đạt đến lỗ mũi này so với lỗ mũi kia của chúng. Khi con vật săn mồi nhận biết chênh lệch này, chúng sẽ quay hướng về bên nào nhận được mùi đầu tiên.
Phóng to |
Tiến sĩ Jayne Gardiner, thuộc Đại học South Florida, đã lắp mặt nạ có hai ống cho cá mập trong bể nước biển và sau đó bỏ cá mực vào bể ở mỗi bên mũi chúng. Bà nhận thấy cá mập dựa vào những mấu chốt về phương hướng - mùi và luồng nước - để định hướng và tìm mồi. Nếu sự chênh lệch giữa mùi đạt đến lỗ mũi này và lỗ mũi kia trong vòng 1/10 đến nửa giây, cá mập quay đầu về phía chúng ngửi mùi cá mực trước tiên.
“Nếu cá mập không nhận ra sự chênh lệch trong khi dò tìm mùi hoặc sự chênh lệch kéo dài quá lâu - một giây hoặc hơn - chúng chỉ cần quay sang trái trong khi đang bơi sang phải để xác định lại phương hướng của con mồi” - một người phát ngôn của các nhà khoa học nói thêm.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận