18/04/2018 16:36 GMT+7

Giải độc kim loại nặng trong ‘cà phê pin’: khó và đắt

L.ANH
L.ANH

TTO - Trong ‘cà phê pin’ vừa bị phát hiện chứa rất nhiều kim loại nặng nặng như chì, thủy ngân, asen… Mà giải độc kim loại nặng thì khó khăn và đắt đỏ.

Liên quan đến vụ "cà phê... pin", trao đổi với báo chí sáng 18-4, Phó giám đốc Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai Đặng Thị Xuân cho hay thị trường có nhiều loại pin, nhưng pin các-bon là phổ biến nhất. 

Trong pin các-bon có nhiều kim loại nặng như chì, kẽm, asen, thủy ngân, sử dụng cà phê có trộn pin có thể dẫn đến ngộ độc cấp tính hoặc mãn tính.

Bà Xuân cũng cho hay khi kim loại nặng vào cơ thể sẽ đến các cơ quan khác nhau, tùy lượng và thời gian phơi nhiễm mà người bị phơi nhiễm kim loại nặng gặp các ảnh hưởng khác nhau đến sức khỏe, nhưng ảnh hưởng dễ thấy nhất là các triệu chứng về thần kinh. 

Ở lứa tuổi nhỏ, đó là các biểu hiện về chậm phát triển trí tuệ, người lớn tuổi là bệnh Parkinson, thoái hóa não, hoặc các biểu hiện suy nhược cơ thể, chân tay run...

Nguồn gốc của kim loại nặng, theo bà Xuân, gồm nhiều loại thuốc nam không rõ nguồn gốc, nghề nghiệp tiếp xúc với kim loại nặng (nhiều người dân ở làng nghề tái chế chì đã bị nhiễm chì). Từ vụ "cà phê pin" này cho thấy có cả thực phẩm chứa kim loại nặng được đưa ra thị trường. 

Chì gắn chặt ở xương, giải độc khó và lâu

Theo ông Nguyễn Kim Sơn, người từng phụ trách Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai, chì có thể vào cơ thể qua đường hô hấp, qua ăn uống, qua da và nhau thai, sữa mẹ.

Sau khi vào cơ thể, chì vào máu và 99% gắn với hồng cầu, sau đó chì vào các tổ chức mềm, vào xương, lâu dài chì tập trung chủ yếu ở xương (95% chì tập trung ở xương nếu người nhiễm chì là người lớn, trẻ em là 70%), chì cũng tích lũy ở răng, đặc biệt là ngà răng trẻ em, đây là nguyên nhân gây tốn thời gian điều trị.

Điều trị ngộ độc chì toàn diện bao gồm các yêu cầu ngừng tiếp xúc với nguồn chì gây độc cho bạn, chữa các biểu hiện ngộ độc, hay còn gọi là triệu chứng như co giật, truyền máu nếu thiếu máu, tẩy độc…

Nếu chì còn ở trên da, chưa hấp thu vào máu, có thể tắm rửa bằng xà phòng, rửa ruột, rửa dạ dày, nội soi gắp chì trong đường tiêu hóa. 

Biện pháp có tính quyết định là dùng thuốc giải độc, giúp thải độc chì qua nước tiểu. Tuy nhiên các bác sĩ khuyến cáo điều trị ngộ độc chì cần thời gian kéo dài do chì đã gắn chặt ở xương, bạn cần tuân thủ chặt chẽ hướng dẫn của bác sĩ.

Thuốc giải độc kim loại nặng chưa có nhiều

Theo ông Sơn, việc giải độc nhiều kim loại nặng như asen, thủy ngân rất khó khăn, biện pháp đầu tiên là dừng tiếp xúc với nguồn ô nhiễm, nếu có các biểu hiện ngộ độc như sạm da, rụng tóc… thì điều trị các triệu chứng.

Ông Sơn cũng cho hay hiện nhiều thuốc giải độc kim loại nặng chưa có trên thị trường VN.  

L.ANH
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp