31/01/2010 20:37 GMT+7

Giải đáp thắc mắc về phụ cấp độc hại

Luật sư TRỊNH VĂN HIỆP(Văn phòng luật sư Gia Thành)
Luật sư TRỊNH VĂN HIỆP(Văn phòng luật sư Gia Thành)

TTO - * Tôi làm việc trong phòng thiết bị có hóa chất độc hại (thuộc một trường trung học cơ sở) từ 12-2007 nhưng đến nay vẫn không hưởng được chế độ phụ cấp nào, trong khi đó ở một số nơi khác nhân viên làm việc trong môi trường giống như tôi được hưởng phụ cấp.

Xin hỏi theo các văn bản pháp luật qui định về trợ cấp khi làm việc trong môi trường độc hại, tôi có được hưởng chế độ độc hại? Nếu được thì dựa vào công văn hay thông tư nào?

(Nguyễn Thiện Tí, Vĩnh Long)

Khoản 7 Điều 6 nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14-12-2004 của chính phủ Về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang quy định về chế độ phụ cấp lương như sau:

Phụ cấp độc hại, nguy hiểm: áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức làm những nghề hoặc công việc có điều kiện lao động độc hại, nguy hiểm và đặc biệt độc hại, nguy hiểm chưa được xác định trong mức lương.

Phụ cấp gồm 4 mức: 0,1; 0,2; 0,3 và 0,4 so với mức lương tối thiểu chung.

Theo phần I thông tư số 07/2005/TT-BNV hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp độc hại, nguy hiểm: áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức quy định như sau: phụ cấp độc hại, nguy hiểm đối với cán bộ, công chức, viên chức làm việc trực tiếp ở nơi độc hại nguy hiểm mà yếu tố độc hại nguy hiểm cao hơn bình thường chưa được tính vào hệ số lương, bao gồm:

Cán bộ, công chức (kể cả công chức dự bị), viên chức, những người đang trong thời gian tập sự, thử việc thuộc biên chế trả lương của các cơ quan nhà nước và các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước.

Theo phần IV thông tư số 07/2005/TT-BNV: chế độ phụ cấp độc hại, nguy hiểm quy định tại thông tư này được tính hưởng kể từ ngày 1-10-2004.

Cán bộ, công chức, viên chức làm một số nghề hoặc công việc đặc thù trong các cơ quan nhà nước và các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước đã được cơ quan có thẩm quyền thỏa thuận áp dụng phụ cấp độc hại, nguy hiểm đang còn hiệu lực, thì tiếp tục được hưởng cho đến khi có sự thay đổi các yếu tố độc hại, nguy hiểm là căn cứ để thỏa thuận phụ cấp; các bộ, ngành, địa phương tổng hợp báo cáo về Bộ Nội vụ để theo dõi và quản lý.

Năm 2003 Bộ GD-ĐT có ban hành công văn số 9552/TCCB vào ngày 26-9-2003 về việc thực hiện chế độ phụ cấp độc hại, nguy hiểm cho cán bộ, công chức, viên chức làm việc trong phòng thí nghiệm.

Trường hợp của bạn, nếu trong hệ số lương của bạn chưa tính phụ cấp độc hại nguy hiểm thì đương nhiên bạn được hưởng phụ cấp độc hại, nguy hiểm.

Luật sư TRỊNH VĂN HIỆP(Văn phòng luật sư Gia Thành)
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp