11/08/2019 14:57 GMT+7

Giải cứu tuổi thơ con khỏi áp lực từ cha mẹ

MI LY
MI LY

TTO - Carl Honoré là nhà báo, tác giả sách chuyên về sống chậm. Ông viết cuốn Tuổi thơ tìm thấy như một lời kêu cứu, vừa nghiệt ngã vừa châm biếm, cho những đứa trẻ thời đại mới đang chịu đè nén bởi áp lực nặng nề từ chính cha mẹ chúng.

Giải cứu tuổi thơ con khỏi áp lực từ cha mẹ - Ảnh 1.

Cuốn sách bản tiếng Việt do Nguyễn Như Uyển Linh dịch nói thay tiếng lòng của nhiều trẻ em thời đại mới - Ảnh: MI LY

Chúng ta đang nuôi dạy một thế hệ những đứa trẻ được nâng đỡ, cưng nựng và bị giám sát kỹ nhất từ trước đến nay. Tác giả

Trẻ em béo phì, trầm cảm và phẫu thuật thẩm mỹ

Dựa trên những nghiên cứu và số liệu, Honoré vẽ ra khung cảnh không hề đẹp đẽ của tuổi thơ ngày nay. Những đứa trẻ là cả vũ trụ đối với cha mẹ chúng, nhưng trải nghiệm tuổi thơ đang bị trầm trọng hóa.

Đầu tiên là về thể chất. Nếu được chăm bẵm quá mức như những con gà công nghiệp, trẻ mắc bệnh béo phì. 20% trẻ em Mỹ béo phì và thế giới đang bắt kịp tốc độ đó. Trái lại, các em bị ép tập thể thao quá mức thì dễ kiệt sức và chấn thương.

Sau thể chất là tâm lý. "Theo WHO, đến năm 2020, bệnh tâm lý sẽ thuộc top 5 nguyên nhân gây tử vong hoặc tàn tật ở trẻ", cuốn Tuổi thơ tìm thấy viết. Ở Nhật, 400.000 thiếu niên sống thu mình và trở thành các "hikkikomori". Ở Mỹ, có 6 triệu trẻ em phải dùng thuốc để điều chỉnh hành vi và tâm lý.

"Ngay cả các em bé cũng đang phải pha thuốc chống trầm cảm vào bình sữa hằng đêm" - tác giả viết. Đến nỗi, một bác sĩ ở khu nhà giàu thuộc New York từng chất vấn các bậc phụ huynh: "Anh chị đang giúp cuộc sống của mình dễ dàng hơn hay đang lo cho cuộc sống của chính anh chị?".

Các bậc phụ huynh ngày nay thậm chí có thể chi 50.000 USD để tiêm hormone tăng trưởng giúp con mình cao hơn. Hoặc các cô bé tuổi teen bị mẹ đưa đi phẫu thuật thẩm mỹ vì không ưng ý với chiếc mũi hay vành tai. "Một cô bé khóc và nói: Tại sao ba mẹ không chấp nhận gương mặt tự nhiên của con chứ?" - một bác sĩ ở Brazil kể.

Sự kỳ vọng của các bậc cha mẹ ngày càng biến tướng và trở thành những khối áp lực khổng lồ đè nặng lên tuổi thơ của con cái.

Không phải đứa trẻ nào cũng là siêu anh hùng

Rất nhiều bậc cha mẹ ngày nay nuôi ước vọng con cái sở hữu siêu năng lực, lớn lên trở thành những vĩ nhân, thiên tài. Cách dạy con khắc nghiệt trứ danh của "mẹ hổ" Amy Chua vẫn còn đó và ảnh hưởng sâu đậm đến nhiều phụ huynh khác.

Ngay trong chuyện giải trí, trẻ em cũng bị bủa vây bởi những hình mẫu phi thường. Đó là các siêu anh hùng với trí tuệ hoặc sức mạnh siêu đẳng, những ngôi sao hạng A với vẻ ngoài hoặc tài năng xuất chúng mà thực ra chỉ là số ít trong xã hội.

Thế giới này sẽ đi đến đâu nếu ai cũng là ngôi sao hạng A, ai cũng là siêu anh hùng? Carl Honoré dẫn trường hợp thất bại cay đắng của nhà văn Anh Hester Thrale khi cố biến tất cả con cái thành thiên tài nhưng rốt cuộc chúng bị loạn thần kinh.

Lối thoát là gì cho những tuổi thơ gần đánh mất? "Chấp nhận trẻ có nhiều năng lực, sở thích và rất nhiều con đường để trưởng thành. Cuộc sống không kết thúc kể cả khi bạn không vào được Harvard hay Oxford - tác giả đúc rút - Chúng ta phải trân trọng tụi nhỏ nhà mình cho dù chúng thế nào đi chăng nữa, thay vì biến đổi chúng theo cách chúng ta muốn".

Bản thân tác giả từng bị ám ảnh bởi ý nghĩ con ông sẽ là một họa sĩ đại tài, nhưng ông đã dần thay đổi. Ông để cho con quyết định dành bao nhiêu thời gian cho sở thích vẽ và các thú vui khác, thay vì nằng nặc ép con trở thành "hậu duệ Picasso" hay "Michelangelo cái thế"!

Á hậu Hoàng My: Tình yêu là  giải pháp  cho mọi vấn đề

TTO - Trò chuyện với Tuổi Trẻ về cuốn sách đang đọc, Hoàng My tâm đắc với Kiếp nào ta cũng tìm thấy nhau - tác phẩm về tâm linh và tình yêu của nhà tâm thần học Brian L. Weiss.

MI LY
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp