Phóng to |
Thế giới còn chưa đầy 3.500 cá thể hổ trong hoang dã. Trong ảnh là mẹ con hổ Bengal đang nghỉ ngơi trên một đồng cỏ - Ảnh: Michael Nichols/National Geographic |
Trước tình hình trên, các nhà khoa học công tác tại Hiệp hội Bảo tồn động vật hoang dã (WCS, Mỹ) và Đại học Cambridge (Anh) đã tiến hành xác định 42 địa điểm ưu tiên trong cuộc chiến cứu nguy loài hổ thoát khỏi bờ vực tuyệt chủng.
Đây là những khu vực bảo tồn hổ quan trọng trên thế giới thuộc các nước: Nga, Nepal, Bangladesh, Ấn Độ, Indonesia, Malaysia, Thái Lan và Lào - những nơi số lượng hổ chiếm 70% “dân số” hổ toàn cầu. Hiện các chuyên gia môi trường của WCS đang làm việc tại hơn một nửa trong số 42 địa điểm đó.
Tiến sĩ Joe Walston, giám đốc WCS tại châu Á, tin việc giữ an toàn các địa điểm trên cho hổ và con của chúng phát triển là công việc “hoàn toàn nằm trong tầm tay”. Còn tiến sĩ Nigel Leader-Williams, hiệu trưởng Trường ĐH Cambridge, nói: “Mục tiêu lâu dài của chúng tôi là bảo tồn mạng lưới cảnh quan rộng lớn của châu Á để giúp hổ tồn tại”.
Các nhà khoa học ước tính tổng kinh phí hằng năm để quản lý 42 địa điểm bảo tồn hổ đạt hiệu quả là 82 triệu USD/năm, nhưng hiện chỉ có khoảng 47 triệu USD/năm được cam kết cấp vốn từ chính phủ các nước, các nhà tài trợ quốc tế và các nhóm bảo tồn.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận