28/06/2016 11:23 GMT+7

Giấc mơ siêu nhí - Kỳ cuối: đừng mất đi sự hồn nhiên

TRÀ MY (ghi) - Ảnh: Quang Định
TRÀ MY (ghi) - Ảnh: Quang Định

TTO - Chia sẻ với Tuổi Trẻ Online, nhiều ý kiến từ khán thính giả xem đài truyền hình cho rằng "những cuộc thi dành cho các bé cũng rất hay" nhưng "đừng làm đánh mất tuổi thơ, sự hồn nhiên của các bé".

Vietnam Idol Kids
Thí sinh trên sân khấu cuộc thi Vietnam Idol Kids

* Lương Thị Tâm (Bình Thạnh, TP.HCM)

Tôi thấy những cuộc thi dành cho các bé cũng rất hay. Nếu tổ chức gói gọn trong mùa hè thì càng tốt, vì đó là thời gian các bé được thư giãn sau một năm học dài. Tổ chức vào mùa hè vừa giúp các bé có sân chơi với các bạn đồng trang lứa, đồng sở thích và rèn luyện năng khiếu.

Tuy nhiên, nếu thời gian thi thố kéo dài qua đến năm học của bé thì phụ huynh nên cân nhắc kỹ vì rất dễ ảnh hưởng đến sự tập trung và sức khoẻ của bé.

Nếu sau này con tôi thật sự có năng khiếu và muốn tham gia các cuộc thi, tôi cũng sẽ cân nhắc cho bé thử sức.

* Trần Long (An Giang)

Hiện nay có rất nhiều cuộc thi, chương trình truyền hình thực tế dành cho các bé trong đủ lĩnh vực như ca hát, nhảy múa, diễn xuất, hài... Có bé vừa xuất hiện trong chương trình này đã đi thi tiếp chương trình khác.

Các chương trình này một mặt sẽ tạo điều kiện, cơ hội cho các bé thể hiện khả năng của mình nhưng mặt khác, với lứa tuổi được gọi là ngây thơ nhất cuộc đời, liệu trải qua những cuộc thi như vậy, các e có đánh mất tuổi thơ, sự hồn nhiên của mình không?

Bởi cuộc thi nào cũng có sự cạnh tranh, áp lực, bé giành giải nhất, bé sớm ra về... Bên cạnh đó, không loại trừ khả năng có những người lợi dụng tài năng của các bé để thu lợi cá nhân. 

Vietnam Idol Kids
Hiện có rất nhiều cuộc thi truyền hình thực tế dành cho các bé đủ lĩnh vực như ca hát, nhảy múa, diễn xuất, hài...

 

* Chiêu Đăng (Q.10, TP.HCM): 

Tôi thấy những cuộc thi dành cho các bé ngày nay cập nhật những phiên bản của thế giới, tuy hiện đại nhưng lại dàn dựng theo kiểu người lớn, làm mất đi sự hồn nhiên của con trẻ. 

Tôi nhớ những chương trình như Ngày chủ nhật của em hay Tiếng hát búp măng non ngày xưa rất trong trẻo và hay. 

Tôi cho rằng mặt tích cực của những sân chơi này là các em nhỏ có cơ hội được phát hiện tài năng và đây có thể là bàn đạp nếu các em có tài thật sự.

Ngoài ra, thông qua chương trình, những tài năng ươm mầm từ mảnh đất khô cằn, bất hạnh của cuộc sống cũng được phát hiện và có sự giúp đỡ của cộng đồng.

Tuy nhiên, chính việc người lớn làm "drama hoá" quá nhiều làm mất đi sự hồn nhiên, đáng yêu vốn có và đúng lứa tuổi của các em.

* Nguyễn Ngọc (Q.7, TP.HCM):

Tôi không phản đối các cuộc thi năng khiếu dành cho các bé nhỏ vì đó cũng là cơ hội để các em được bộc lộ khả năng, rèn luyện sự tự tin của mình.

Chính bản thân tôi cũng đã rèn luyện sự tự tin thông qua việc tham gia các cuộc thi từ bé. Chính việc tham gia vào những cuộc thi nho nhỏ lúc đi học mà tôi trưởng thành hơn.

Tuy nhiên, hiện nay, những người tổ chức lại không giữ được nét đẹp ban đầu của các cuộc thi. Ngày xưa, các cuộc thi chỉ diễn ra vào mùa hè, như một sân chơi mùa hè của học trò. Còn ngày nay, cuộc thi tràn lan, cách tổ chức đôi khi vì một lý do nào đó mà khiến cuộc chơi biến tướng...

Đôi khi có cảm giác như họ đang lợi dụng vào sự hồn nhiên của các em để kiếm rating. Các cuộc thi vì đó trở nên khiếm nhã dần. 

Những sân chơi nhí trên truyền hình có mặt tích cực là giúp các em nhỏ có cơ hội được phát hiện tài năng...

Nhiều phụ huynh cứ cố ép con mình thành thần đồng. Tâm lý chung, cha mẹ nào mà không muốn khoe con, nhưng vì sự nổ ra sự nấm sau mưa của các chương trình, ba mẹ muốn khoe con mà không nghĩ đến khả năng thực sự của con mình, rồi vô tình đẩy con mình vào vòng ganh đua.

Trẻ con mà, thi đậu thì vui nhưng rớt thì bé nào không buồn. Bản thân tôi, là một người lớn có nhiều cháu nhỏ, tôi luôn ủng hộ sự phát triển tự nhiên của cháu mình. Tuy nhiên, tôi không muốn cháu mình tham gia vào vòng luẩn quẩn của các cuộc thi truyền hình. 

Nếu thật sự bé có khả năng thì tôi sẽ cho bé phát triển theo hướng tài năng, không nhất thiết phải tham gia vào các cuộc thi truyền hình.

Mặt khác, giám khảo VN thường được chọn theo số đông. Nhiều người hôm trước là thí sinh, hôm sau là giám khảo. Kiến thức chuyên môn thì ít mà chiêu trò để lấy tiếng cười của khán giả thì nhiều.

Nhiều lúc ngồi nghe họ khen các thí sinh mà mình còn thấy ngại, toàn lời có cánh, hứa hẹn, làm cho các bé nhỏ và phụ huynh thêm ảo tưởng. 

TRÀ MY (ghi) - Ảnh: Quang Định
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp