11/07/2018 09:20 GMT+7

Giấc mơ của những đứa trẻ không mẹ

Ý NHUNG
Ý NHUNG

TTO - Không chỉ thiếu thốn về vật chất, những đứa trẻ này còn kém may mắn khi lớn lên không vòng tay mẹ.

Giấc mơ của những đứa trẻ không mẹ - Ảnh 1.

Chị gái đã mau bộ sách cũ lớp để Hoàng tự học hè - Ảnh: Ý NHUNG

Căn nhà cũ kỹ sâu trong hẻm 93 (đường Nguyễn Đình Chiểu, quận Phú Nhuận, TP.HCM) là nơi nương náu của gia đình cậu bé Trịnh Phan Huy Hoàng, học sinh Trường THCS Trần Huy Liệu - căn nhà bé tẹo chỉ chừng hơn 20 mét vuông do ông bà ngoại để lại.

Ao ước chiếc bàn học mới

Mẹ mất cách đây 4 năm do căn bệnh nhồi máu não, mọi việc trong gia đình đều do bố và chị Trinh - chị cả trong nhà quán xuyến. Bảy con người cùng bao bọc, chăm sóc nhau trong căn nhà bé tí, thế nhưng khuôn mặt ai cũng vui vẻ rạng ngời.

Không có bàn tay mẹ, Hoàng lớn lên nhờ sự chăm sóc của chị. Lần lượt cả chị Trinh lẫn người anh lớn đều đi làm để nuôi 4 đứa em ăn học. Thu nhập từ nghề xe ôm của bố còn bấp bênh. Mỗi buổi sáng, chị Trinh phải thức dậy sớm nấu cơm cho cả nhà rồi mới đi làm, tối về lại loay hoay giặt giũ, dọn dẹp. Cả thanh xuân chị dành hết thời gian để chăm sóc gia đình.

Giấc mơ của những đứa trẻ không mẹ - Ảnh 2.

Hoàng phụ giúp chị việc nhà - Ảnh: Ý NHUNG

Chị Trinh bảo bây giờ chỉ tập trung đi làm, nuôi các em, chuyện riêng chưa dám nghĩ đến: "Chí ít 5 năm nữa chị mới nghĩ đến chuyện yêu đương và lập gia đình. Không có mẹ, mình lấy chồng rồi ai chăm sóc mấy đứa nhỏ. Để Hoàng học xong 12 rồi tính. Nhiều lúc mình cũng tủi thân nhưng chấp nhận đặt cái tôi xuống để nuôi em", cô gái 25 tuổi chia sẻ.

Hoàng hoạt bát và nhanh nhẹn. Không chỉ đạt học sinh giỏi suốt 6 năm qua, cậu bé còn chăm chỉ phụ chị gái việc nhà. Em cũng tham gia nhiều hoạt động thể dục thể thao ở trường. Xung quanh nhà đều treo các huy chương do Hoàng và anh trai đạt giải lúc tham gia thi đấu taekwondo.

Mong ước hiện tại của Hoàng là có một chiếc bàn học mới. Hiện tại, nhà có bốn anh chị em đi học nhưng trong nhà chỉ có một chiếc bàn. "Bọn em thay nhau học bài, ai cần thì dùng bàn. Nếu không thì nằm dài ra sàn nhà để viết", lời kể của cậu bé khiến ai cũng xót xa.

Mùa hè này, chị gái đã mua cho Hoàng một bộ sách cũ. Do nhà không có điều kiện để học thêm, bao năm qua Hoàng vẫn tự học ở nhà, nuôi ước mơ trở thành một kỹ sư.

Làm bác sĩ để chữa bệnh cho ngoại

Giấc mơ của những đứa trẻ không mẹ - Ảnh 3.

Phương Mai giúp bà ngoại nấu cơm - Ảnh: Ý NHUNG

Kém may mắn hơn Hoàng, cô bé Nguyễn Kiều Phương Mai (ngụ phường 17, quận Phú Nhuận, TP.HCM) lớn lên trong vòng tay bà ngoại. Mẹ mất từ ngày em chỉ vừa 6 tháng tuổi, bố cũng bỏ đi từ ngày ấy.

Một mình bà ngoại đi rửa chén thuê nuôi Mai và hai cháu nội ăn học. Đến nay cô bé đã sắp sửa bước vào lớp 9. Bà đã ngoài 70, trong người có nhiều bệnh, hôm nào cũng phải uống thuốc. Vậy mà mỗi ngày vẫn dành 4-5 tiếng để rửa bát kiếm tiền. Mỗi lần rửa, bà phải đứng hàng giờ đồng hồ, nhiều lúc chân tay muốn rã ra, nhưng vì thương cháu, bà quyết không nghỉ việc.

"Thời gian trước ông còn sống, ông vá xe phụ kiếm tiền giúp bà. Cách đây vài tháng thì ông đổ bệnh, nằm viện mấy tháng trời nhưng không qua khỏi. Một mình bà lại càng khổ hơn", bà ngoại nghẹn ngào.

Ngày tháng ông nằm viện, bà một mình lo cơm nước cho các cháu, vừa phải đi làm thuê lại tranh thủ vào viện chăm sóc ông. Bao nỗi lo toan đè nặng lên vai bà. Khuôn mặt bà đã hằn đầy nếp nhăn và tấm lưng còng xuống.

"Bà chỉ mong cho mấy đứa chăm ngoan học giỏi, còn mọi thứ bà lo được hết. Nhiều khi thèm tô hủ tiếu mà không dám ăn. Nhưng dù khổ đến mấy bà cũng không cho 3 đứa nghỉ học", bà bảo.

Mai thương bà, em xin bà cho đi làm thêm dịp hè để kiếm tiền, nhưng bà nhất quyết không cho phép. Bà bảo chỉ mình bà làm đủ rồi, sợ em còn nhỏ, trẻ người non dạ, ra ngoài bị người ta lừa lọc.

Mai chia sẻ, em chưa biết đến tình yêu thương của mẹ là gì, nhưng chỉ cần tình yêu của bà là quá đủ, là động lực để em cố gắng học tập.

Giấc mơ của những đứa trẻ không mẹ - Ảnh 4.

Phương Mai và người bà em yêu quý

Sức khỏe bà ngoại đang dần yếu đi, vừa bị bệnh tim, vừa gan nhiễm mỡ, lão hóa khớp,… Ước mơ sau này của Mai chính là làm bác sỹ, tự tay mình có thể chăm sóc và chữa khỏi bệnh cho bà.

100 suất học bổng

Từ ngày 10-6 đến 30-8, Tuổi Trẻ Online giới thiệu 100 gương học sinh vượt khó vươn lên trong học tập. Mỗi tấm gương hiếu học sẽ nhận một suất học bổng trị giá 3 triệu đồng. Chương trình do Công ty FrieslandCampina Việt Nam phối hợp cùng báo Tuổi Trẻ tổ chức.

Theo ông Trần Quốc Huân - phó tổng giám đốc Công ty FrieslandCampina Việt Nam, quỹ khuyến học Đèn đom đóm ra đời từ năm 2002 với sứ mệnh thắp lên ước mơ đến trường cho hàng ngàn trẻ em Việt Nam.

Đến nay, chương trình đã trao tặng 25.500 suất học bổng và xây mới, sửa chữa 21 trường học từ Nam ra Bắc. Quỹ Đèn đom đóm muốn lan tỏa tinh thần hiếu học, đem đến động lực học tập và niềm tin vào cuộc sống cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn.

Ai sẽ giúp em viết tiếp giấc mơ dang dở?

TTO - Bùi Thanh Phương (14 tuổi), cậu học sinh lớp 8 trường THCS Trần Phú (quận 10, TP.HCM) bật khóc khi nói về hoàn cảnh gia đình và nỗi lo phải bỏ dở việc học.

Ý NHUNG
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    Chủ đề: đèn đom đóm
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp