18/09/2024 08:10 GMT+7

Gia Linh, đó chính là nghị lực kiên cường!

Gia đình nợ nần không có nhà, phải tá túc nhà người khác. Cha bạo bệnh qua đời. Dương Thị Gia Linh đã quần quật làm thêm đủ việc từ năm lớp 8 để có tiền đi học. Cô là học sinh giỏi tỉnh Quảng Trị, trúng tuyển Trường ĐH Kinh tế - ĐH Đà Nẵng.

Thực hiện: ĐOÀN NHẠN - THANH NGUYÊN - NHÃ CHÂN - DIỄM HƯỜNG

Gia đình nợ nần, ba bạo bệnh, nữ sinh đi làm thêm từ lớp 8 để theo đuổi con chữ - Ảnh 1.

Vừa nhập học, Linh đã xin phục vụ quán ăn ở Đà Nẵng để kiếm tiền và được học tiếng Anh với người nước ngoài - Ảnh: ĐOÀN NHẠN

Một buổi sáng mưa như trút nước, Linh thức dậy trong căn phòng trọ nhỏ giữa thành phố Đà Nẵng. Dằn bụng 3 lát bánh mì gối khô khốc, cô lao vào màn mưa đến chỗ làm. Những ngày đầu đơn độc nơi đất khách khiến Linh nhớ nhiều về ba mẹ.

Gia đình nợ nần phải nương náu nhà bà cố

Trời sẩm tối, chị Nguyễn Thị Kim Thu (42 tuổi, mẹ Gia Linh) mới về tới nhà ở khu phố 3, thị trấn Gio Linh (huyện Gio Linh, Quảng Trị). 4 tháng nay, chị Kim Thu làm nhân viên thu mua thời vụ tại một khu nghỉ dưỡng ở thị trấn Cửa Việt (huyện Gio Linh), mức lương 5 triệu đồng/tháng.

Chị Thu nói công việc đòi hỏi đi sớm về muộn, làm xa nhà và "không ổn định vì tùy vào lượng khách thì họ mới ký tiếp hợp đồng vào mùa đông tới". Chị đang lo thất nghiệp vì mùa mưa bão cuối năm, Quảng Trị ít khách du lịch nên các khu nghỉ dưỡng thường thu hẹp hoạt động.

Hai vợ chồng cùng làm xây dựng ở Gia Lai, nhưng thua lỗ, gia đình bán nhà cửa, gồng gánh nợ nần về quê chồng ở Gio Linh sinh sống từ năm 2012.

Gia đình nợ nần, ba bạo bệnh, nữ sinh đi làm thêm từ lớp 8 để theo đuổi con chữ - Ảnh 2.

Ba Gia Linh mất do bạo bệnh khi gia đình vẫn gánh nợ nần, mẹ công việc không ổn định - Ảnh: HOÀNG TÁO

Không chốn nương thân, gia đình ở nhờ trong nhà bà cố nội ở xã Phong Bình (huyện Gio Linh). Chồng tiếp tục làm trong ngành xây dựng, còn chị Thu quần quật đủ việc, từ bán bảo hiểm, phụ quán ăn, quán nhậu, cạo mủ cao su thuê, bán quán hoa. 

Đến năm 2021, gia đình về ở nhờ nhà của em chồng chị Thu hiện không sử dụng.

Cũng thời điểm này, chồng chị phát bệnh xơ gan rồi lao phổi, phải điều trị ở bệnh viện huyện và Bệnh viện Trung ương Huế.

Làm thêm đến nửa đêm để tự lo tiền học

Gia đình nợ nần, ba bạo bệnh, nữ sinh đi làm thêm từ lớp 8 để theo đuổi con chữ - Ảnh 3.

Nữ sinh làm thêm từ năm lớp 8 để phụ mẹ các chi phí học tập - Ảnh: ĐOÀN NHẠN

Không muốn mẹ gánh khổ, Gia Linh lao vào làm thêm sau những giờ học. Một buổi đến trường, buổi còn lại cô phụ nấu ăn, phụ đám tiệc, làm gia sư… Việc gì làm được, Linh đều xin làm.

Trong những tháng hè, cô dành 10 tiếng mỗi ngày để làm thêm trong một quán nước nhỏ. Tiệm chỉ có mình Linh vừa nấu trà bí đao, đóng gói và đi giao khi có khách gọi. Không thể đếm hết những chuyến giao hàng dưới cái nắng bỏng rát mùa hè, gió Lào Quảng Trị tạt bờ vai liêu xiêu của cô gái nhỏ. Cứ như thế từ năm lớp 8 đến lớp 12, những đồng tiền làm thêm ít ỏi đó phụ tiền mua sắm sách vở, đóng học phí để mẹ làm nuôi em, lo cho ba.

Năm Linh vào lớp 11, ba cô qua đời. 

Linh nhớ lại trong hàng nước mắt lăn dài: "Đó là thời điểm tôi cảm thấy tuyệt vọng nhất. Tôi đã từng nghĩ rất tiêu cực. Nhưng những lúc như thế, mẹ lại là người động viên tôi cố gắng đi học để thay đổi cuộc đời. Em trai tôi đang học THPT, nhiều lần nói với mẹ hãy dành tiền cho chị đi học, em không cần đi học đâu. Khi nghe em nói vậy, tôi chỉ biết quay mặt giấu đi tiếng nấc nghẹn của mình".

Đi chậm cũng được, nhưng không bỏ cuộc

Gia đình nợ nần, ba bạo bệnh, nữ sinh đi làm thêm từ lớp 8 để theo đuổi con chữ - Ảnh 4.

Gia Linh luôn dặn lòng dù đi chậm, vẫn đi đến đích nếu nỗ lực và không từ bỏ - Ảnh: THANH NGUYÊN

Với số điểm thi THPT quốc gia 25,65 điểm, Linh đậu vào ngành kinh doanh thương mại, Trường đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng.

Lận lưng số tiền mẹ vay mượn cho vào nhập học, ngày đầu tiên vào Đà Nẵng, Linh chạy vội đi kiếm việc phục vụ trong một quán ăn có nhiều khách nước ngoài. Với mức lương 20.000 đồng/giờ, cô vừa làm thêm, vừa trau dồi vốn tiếng Anh và kỹ năng giao tiếp. Linh kể từ nhỏ vẫn tự học tiếng Anh, giờ đi làm thêm ở quán ăn này là cơ hội để được giao tiếp với người nước ngoài.

"Tôi không sợ khổ. Không có gì là khổ cả, chỉ sợ làm hết sức mà vẫn không đủ tiền sinh hoạt và học phí. Tôi vẫn còn may mắn hơn rất nhiều người. Nếu không có ba mẹ lo cho thì tôi tin vẫn tự lo được, chỉ cần có mục tiêu và nỗ lực, vẫn dặn lòng đi chậm cũng được nhưng đừng bỏ cuộc", Linh tâm sự.

Học sinh giỏi tỉnh, nghị lực vô bờ! 

Thầy Nguyễn Xuân Vũ - Trường THPT Gio Linh, dạy kèm Gia Linh trong đội tuyển học sinh giỏi hóa - nhận xét cô học tập cực kỳ xuất sắc, kiến thức và kỹ năng tốt, ngoan, lễ phép, hòa đồng mọi người.

"Linh có nghị lực vượt qua khó khăn tuyệt vời, cực kỳ nỗ lực vì vừa học vừa làm thêm ở quán cà phê, dạy kèm. Giữa việc học và làm, Linh quản lý thời gian rất tốt, có năng lực lãnh đạo, khí chất", thầy Vũ đánh giá.

Ông Đoàn Thanh Dưỡng - khu phố trưởng khu phố 3 - cho hay chị Thu một mình chật vật nuôi 2 con. "Chị Thu làm thuê đủ ăn trong ngày cho 3 mẹ con. Cháu Gia Linh học giỏi, khu phố thường có giấy khen khuyến học trao cuối năm", ông Dưỡng nói.

Gia Linh đoạt giải khuyến khích cấp tỉnh môn hóa học, điểm tiếng Anh của kỳ thi THPT quốc gia cao nhất trường và tổng điểm khối D01 cao nhất trường cấp 3.

Nữ sinh này còn là lớp trưởng, ủy viên BCH Đoàn trường, tích cực tham gia các hoạt động trường cũng như các câu lạc bộ tiếng Anh hay CLB lý luận trẻ.

20-9 hết hạn đăng ký học bổng Tiếp sức đến trường 2024

Việc tiếp nhận đăng ký xét tuyển học bổng Tiếp sức đến trường 2024 sẽ kết thúc vào ngày 20-9. Tân sinh viên khó khăn đăng ký trực tuyến ứng tuyển học bổng tại địa chỉ: http://surl.li/fkfhms hoặc quét mã QR và làm theo hướng dẫn.

Tiếp sức đến trường: Mẹ nhận mình cả đời thất học, con gái điểm thi hạng 26 toàn tỉnh Quảng Trị- Ảnh 4.

Mời bạn quét mã QR này để đăng ký, giới thiệu tân sinh viên khó khăn cần tiếp sức đến trường. Chương trình nhận thông tin đến hết ngày 20-9-2024

Chương trình Tiếp sức đến trường 2024 được báo Tuổi Trẻ khởi động từ ngày 8-8, dự kiến trao 1.100 suất (15 triệu đồng/suất cho tân sinh viên khó khăn cùng 20 suất học bổng đặc biệt 50 triệu đồng/suất trong bốn năm học) và thiết bị học tập, quà tặng...

Chương trình nhận được sự đóng góp, ủng hộ của Quỹ "Đồng hành nhà nông" (Công ty cổ phần phân bón Bình Điền), Quỹ khuyến học Vinacam (Công ty cổ phần Tập đoàn Vinacam), Câu lạc bộ "Nghĩa tình Quảng Trị", "Nghĩa tình Phú Yên" cùng các câu lạc bộ "Tiếp sức đến trường" Thừa Thiên Huế, Quảng Nam - Đà Nẵng, Tiền Giang - Bến Tre, Quảng Ngãi.

Ngoài ra còn có Hội Doanh nhân Tiền Giang - Bến Tre tại TP.HCM, Hội tương trợ và hợp tác Đức - Việt (VSW), Công ty Nam Long, Công ty TNHH Nestlé Việt Nam cùng các doanh nghiệp, nhà hảo tâm và bạn đọc báo Tuổi Trẻ.

Doanh nghiệp, bạn đọc có thể ủng hộ học bổng cho tân sinh viên vui lòng chuyển vào tài khoản báo Tuổi Trẻ:

113000006100 Ngân hàng Công thương (VietinBank), chi nhánh 3 TP.HCM.

Nội dung: Ủng hộ "Tiếp sức đến trường" cho tân sinh viên hoặc ghi cụ thể tỉnh/thành mà bạn đọc muốn hỗ trợ.

Bạn đọc, quý doanh nghiệp ở nước ngoài có thể chuyển khoản về báo Tuổi Trẻ:

Tài khoản USD 007.137.0195.845 Ngân hàng Ngoại thương TP.HCM;

Tài khoản EUR 007.114.0373.054 Ngân hàng Ngoại thương TP.HCM

với Swift code BFTVVNVX007.

Nội dung: Ủng hộ "Tiếp sức đến trường" cho tân sinh viên hoặc ghi cụ thể tỉnh/thành mà bạn đọc muốn hỗ trợ.

Ngoài tài trợ kinh phí học bổng, bạn đọc có thể ủng hộ thiết bị học tập, chỗ ở, việc làm... cho tân sinh viên.

Khoe với cha đậu trường tốp đầu, 3 ngày sau đã tang trắng tiễn cha - Ảnh 2.

Gia đình nợ nần, ba bạo bệnh, nữ sinh đi làm thêm từ lớp 8 để theo đuổi con chữ - Ảnh 5. Cô gái Giẻ Triêng côi cút: 'Nghe có chương trình Tiếp sức đến trường mà mình nghẹn ngào'

13 năm không có cha mẹ bên cạnh, được người bác nhân hậu cưu mang, tân sinh viên Hồ Thị Hậu biến giấc mơ đậu đại học thành hiện thực.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp