01/11/2023 15:08 GMT+7

Giá gạo Việt Nam tiếp tục tăng, cao hơn gạo Thái Lan 100 USD/tấn

Giá gạo xuất khẩu Việt Nam thiết lập mức đỉnh mới, đang cao hơn gạo Thái Lan và có loại tới 117 USD/tấn.

Giá gạo Việt xuất khẩu tiếp tục tăng, cao hơn gạo Thái Lan, có loại hơn 100 USD/tấn - Ảnh: BỬU ĐẤU

Giá gạo Việt xuất khẩu tiếp tục tăng, cao hơn gạo Thái Lan, có loại hơn 100 USD/tấn - Ảnh: BỬU ĐẤU

Theo thông tin từ Hiệp hội Lương thực Việt Nam, sau khoảng 10 ngày đứng giá, hôm qua (31-10), giá gạo xuất khẩu của Việt Nam đã tăng thêm 5-10 USD/tấn tùy loại.

Cụ thể, giá gạo 5% tấm xuất khẩu của Việt Nam tăng thêm 10 USD/tấn, lên mức 653 USD/tấn, cao hơn gạo cùng loại của Thái Lan 92 USD/tấn, Pakistan 90 USD/tấn và Myanmar 65 USD/tấn.

Gạo 25% cũng được điều chỉnh tăng 10 USD/tấn, lên 638 USD/tấn, trong khi giá gạo cùng loại của Thái Lan chỉ giao dịch ở mức 521 USD/tấn, Pakistan 488 USD/tấn.

Gạo Jasmine cũng tăng thêm 5 USD/tấn, lên mức 728 USD/tấn.

Đây là mức giá cao nhất của gạo Việt Nam kể từ khi Ấn Độ cấm xuất khẩu gạo vào cuối tháng 7 vừa qua và là mức giá xuất khẩu cao nhất trong vòng hơn 15 năm trở lại đây.

Giá gạo xuất khẩu tăng và neo ở mức cao nên giá thu mua lúa gạo trong nước cũng tăng liên tục trong hai tuần qua.

Trong tuần 19 đến 26-10, giá lúa thường tại ruộng tiếp tục tăng 186 - 307 đồng/kg so với tuần trước.

Cụ thể, giá lúa thường tại ruộng cao nhất ở mức 8.650 đồng/kg, giá bình quân ở mức 8.507 đồng/kg.

Giá lúa thường cao nhất tại kho 10.200 đồng/kg, giá bình quân 9.725 đồng/kg.

Giá thu mua cao nhất với gạo 5% và 25% tấm lần lượt ở mức 15.500 và 15.000 đồng/kg, giá bình quân lần lượt 15.350 và 14.725 đồng/kg.

Theo số liệu sơ bộ của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu gạo trong tháng 10-2023 của Việt Nam đạt 700.000 tấn, tương ứng 433 triệu USD, tương đương về lượng nhưng tăng 27% về giá trị so với cùng kỳ năm 2022.

Lũy kế 10 tháng năm 2023, Việt Nam đã xuất khẩu hơn 7,1 triệu tấn gạo, tương ứng gần 4 tỉ USD, tăng 17% về lượng, tăng 35% về giá trị so với cùng kỳ năm 2022.

Như vậy, 10 tháng của năm 2023, kim ngạch xuất khẩu gạo đạt mức cao nhất so với cùng kỳ nhiều năm.

Thống kê 9 tháng đầu năm 2023, Indonesia là thị trường nhập khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam với 166.000 tấn, tiếp đến là Philippines, Ghana, Trung Quốc.

Theo tính toán của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, năm 2023 Việt Nam có thể xuất khẩu khoảng 7,8 triệu tấn gạo, kim ngạch đạt khoảng 4,2-4,5 tỉ USD.

Không lo thiếu gạo cho nội địa

Trước diễn biến giá gạo trong nước và xuất khẩu đều tăng, trao đổi với Tuổi Trẻ Online ngày 1-11, ông Nguyễn Như Cường - cục trưởng Cục trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) - cho biết đến hết tháng 10, vụ thu đông đã thu hoạch được 0,28 triệu ha (tương đương 1,62 triệu tấn thóc).

Hiện còn khoảng 0,4 triệu ha (sản lượng dự kiến gần 2,2 triệu tấn) cho thu hoạch từ nay đến tháng 12.

Với lúa mùa, cả nước đã thu hoạch được khoảng 1 triệu ha, tương đương 5,71 triệu tấn.

Do đó, Việt Nam không lo thiếu gạo cho thị trường nội địa cũng như đảm bảo mục tiêu xuất khẩu.

Với vụ đông xuân 2023-2024, ông Cường cho biết dự kiến cả nước gieo trồng gần 3 triệu ha, giảm 10.000ha so với vụ trước.

Tuy nhiên, sản lượng dự kiến tăng hơn so với cùng kỳ 2022, đạt trên 20 triệu tấn do người trồng ngày càng có kỹ thuật chăm sóc cao và lựa chọn giống cho năng suất tốt phù hợp với khí hậu.

Cục Trồng trọt cũng đang chỉ đạo sát sao các cơ sở để chủ động xuống giống sớm, linh hoạt cho những vùng ảnh hưởng của xâm nhập mặn hằng năm tại các tỉnh ven biển. Đồng thời lên các phương án đề phòng khô hạn cục bộ tại một số địa bàn thuộc vùng phù sa ngọt.

Giá gạo xuất khẩu loại 5% tấm Việt Nam lại lập đỉnhGiá gạo xuất khẩu loại 5% tấm Việt Nam lại lập đỉnh

Giá gạo xuất khẩu loại 5% tấm của Việt Nam đã trở lại mức 643 USD/tấn, mức cao nhất trong đợt sốt giá gạo từ cuối tháng 8 đến nay.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp