22/10/2023 20:18 GMT+7

Giá gạo ngoài chợ rục rịch tăng lại, siêu thị hứa 'giá như cũ'

Sau thời gian ổn định, gần đây giá gạo có xu hướng tăng trở lại. Nhiều người mua rầu rĩ vì giá gạo giữ ở mức cao, trong khi người bán không dám trữ hàng vì sợ giá 'nhảy múa'.


Sạp hàng gạo tại chợ Bà Chiểu ngày 22-10 - Ảnh: N.TRÍ

Sạp hàng gạo tại chợ Bà Chiểu ngày 22-10 - Ảnh: N.TRÍ

Ghi nhận tại thị trường TP.HCM ngày 22-10, giá gạo bán lẻ tại một số vựa, cửa hàng đã rục rịch tăng so với hơn một tuần trước đó.

Nhiều cơ sở kinh doanh lo

Theo bà Hồ Thị Hồng, tiểu thương tại chợ Bà Chiểu (quận Bình Thạnh, TP.HCM), giá bán lẻ gạo hiện ở mức 17.500 - 18.500 đồng/kg với loại nở, loại mềm và thơm từ 18.500 - 19.500 đồng/kg, loại dẻo thơm 20.000 - 23.000 đồng/kg tùy loại. 

Mức giá như vậy đã tăng 300 - 600 đồng/kg so với hơn một tuần trước đó và tăng mạnh so với tháng trước.

"Chúng tôi không dám dự trữ hàng nhiều vì sợ giá gạo lại biến động. Bán gạo ở cửa hàng nhỏ lẻ chẳng lời được bao nhiêu", bà Hồng giải thích.

Trao đổi với Tuổi Trẻ Online ngày 22-10, đại diện doanh nghiệp chuyên cung cấp gạo A.Phát (TP.HCM) nói so với 5 tháng trước, hiện giá gạo bán lẻ đã lên thêm 4.000 - 4.500 đồng/kg, riêng khoảng 1,5 tháng trở lại đây, giá gạo hầu hết đã tăng trên 1.000 đồng/kg.

Cụ thể, nếu bán sỉ, hiện gạo nở khô có giá 16.000 - 17.500 đồng/kg tùy loại, loại mềm và thơm có giá 18.000 - 19.000 đồng/kg tùy loại, gạo ST 25 (loại thường) giá 28.000 đồng/kg.

Trường hợp bán lẻ giá cao hơn bán sỉ phổ biến từ 500 - 1.000 đồng/kg tùy loại gạo vào lượng hàng khách lấy.

"Nguồn cung tăng giá nên chúng tôi bán ra phải tăng theo. Giá gạo có tăng nữa hay không thì không biết, nhưng chắc khó hạ", đại diện đơn vị này nhận định.

Giá gạo tăng mạnh trong thời gian qua khiến nhiều người tiêu dùng "méo mặt". Mở quán cơm bình dân nên bà Trần Bích Điểm (ngụ quận Bình Thạnh) cho biết ưu tiên lấy loại gạo rẻ tiền. Tuy nhiên hiện giá gạo nở lấy sỉ cũng đã 16.400 đồng/kg, tăng 400 đồng so với hơn 1 tuần trước và tăng 4.000 đồng so với lúc thời điểm giá gạo còn tốt trước đó.

"Tính ra mỗi bao gạo 50kg hiện tôi phải tốn thêm 20.000 đồng so với tuần trước, và tốn 200.000 đồng so với các tháng trước", bà Điểm nhẩm tính.

Nhiều hệ thống siêu thị giữ giá bán

Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, đại diện siêu thị Co.opmart cho biết đang cố gắng giữ giá bán ổn định đối với hầu hết loại gạo trong diện bình ổn thị trường, khách hàng có thể mua online hoặc trực tiếp tại siêu thị.

"Nhờ ký hợp đồng với đơn vị cung ứng từ trước và đề nghị đối tác giữa giá nên góp phần đưa ra giá bán bình ổn hơn so với thị trường", vị này lý giải.

Trong khi đó, đại diện một siêu thị tại TP.HCM cho biết giá gạo bán ra tại đơn vị không tăng mạnh như ngoài thị trường. Tuy nhiên vì lượng hàng nhập vào giá tăng, nên so với 1 - 2 tháng trước, giá gạo bán ra tại siêu thị đã tăng 1.000 đồng, và tăng 2.000 - 3.500 đồng/kg so với thời điểm đầu năm.

"Chúng tôi cố gắng bình ổn giá nhưng bị động nguồn cung nên phải tăng giá bán. Từ đây đến cuối năm, nếu giá nhập tăng, giá bán ra ít nhiều gì cũng phải được điều chỉnh tăng", vị này thông tin.

Cũng theo vị này, do tác động giá gạo, các sản phẩm làm từ gạo như bún, miến, hủ tíu... hiện cũng tăng 10 - 15% so với các tháng trước đó.

Giá gạo ST24 và ST25 ổn định

Nhiều đơn vị cho biết loại gạo ST24 và ST25 đang có giá bán ổn định ở mức 30.000 - 38.000 đồng/kg; gạo ST25 của doanh nghiệp tư nhân Hồ Quang Trí (gạo an toàn từ vùng tôm lúa) có giá trên dưới 50.000 đồng/kg.

Tương tự, ghi nhận tại nhiều cửa hàng ở TP.HCM, gạo ST24 và ST25 có giá phổ biến 140.000 - 175.000 đồng/bao 5kg tùy loại, mức này được người bán khẳng định gần như chỉ tăng nhẹ hoặc ổn định trong nhiều tháng qua.

Giá lúa gạo sẽ còn tăngGiá lúa gạo sẽ còn tăng

Với việc nhiều nước tiếp tục tăng nhập khẩu gạo, trong đó có gạo Việt Nam, giá lúa bắt đầu 'nóng' trở lại.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp