10/10/2024 17:21 GMT+7

Giá điện bán ra đang thấp hơn giá thành 6,92%, chuyên gia lo 'nguy hiểm'

Nhiều chuyên gia cho rằng việc duy trì giá điện hiện nay sẽ khiến ngành điện liên tiếp bị thua lỗ, gây hệ lụy lớn trong thu hút đầu tư và đảm bảo an ninh năng lượng.

Giá điện bán ra đang thấp hơn giá thành 6,92%, chuyên gia lo 'nguy hiểm' - Ảnh 1.

Tọa đàm "Giá thành điện - Thực trạng và giải pháp" - Ảnh: VGP

Chiều 10-10, Cổng thông tin điện tử Chính phủ tổ chức tọa đàm "Giá thành điện - Thực trạng và giải pháp", sau khi Bộ Công Thương vừa công bố giá thành sản xuất kinh doanh điện của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) năm 2023. 

Nguyên cục trưởng Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính) Nguyễn Tiến Thỏa cho hay với chi phí sản xuất kinh doanh điện vừa được công bố, giá thành sản xuất kinh doanh điện là hơn 2.088,90 đồng/kWh, trong khi giá bán điện thương phẩm bình quân là 1.953,57 đồng/kWh. 

Giá thành đang cao hơn giá bán 6,92%

"Các con số trên cho thấy giá thành đang cao hơn giá bán 6,92%, có tình trạng mua cao bán thấp. Đầu vào theo thị trường nhưng đầu ra lại không tính đúng, tính đủ trong sản xuất kinh doanh điện, sẽ gây nhiều hệ lụy và bất cập cho sản xuất kinh doanh điện, cho cả nền kinh tế" - ông Thỏa đánh giá. 

Theo ông Thỏa, nghị quyết 55 của Bộ Chính trị yêu cầu áp dụng giá thị trường với mọi loại hình năng lượng; xóa bỏ mọi rào cản bảo đảm giá điện minh bạch theo thị trường. Quy định của Chính phủ cũng nêu rõ khi đầu vào tăng thì giá bán điện sẽ điều chỉnh tương ứng. 

Vì vậy cần thực hiện cơ chế giá điện theo đúng quy định để bù đắp các chi phí hợp lý, hợp lệ, tránh lỗ của ngành điện và bao cấp cho cả nền kinh tế.

"Tính đúng tính đủ không phải EVN tính bao nhiêu cũng được, mà theo quy định của Nhà nước. Điều tiết giá điện theo công cụ thị trường, đảm bảo hài hòa lợi ích các bên tham gia thị trường điện. 

Đồng thời phải tách bạch chính sách an sinh xã hội, cho người nghèo trong cơ chế giá điện" - ông Thỏa nói.

Theo ông Hà Đăng Sơn - giám đốc Trung tâm Nghiên cứu năng lượng và tăng trưởng xanh, cơ cấu giá thành điện cho thấy rõ hơn một nửa nguồn cung ứng là nhiệt điện than và khí, 1/3 là thủy điện và còn lại từ điện gió, mặt trời và các nguồn năng lượng khác.

Trong khi đó, nguồn than trong nước hạn chế, nguồn than chất lượng cao chủ yếu là nhập khẩu có giá cao. Nguồn điện khí cũng không còn các mỏ khí giá rẻ và phải nhập khẩu với giá cao hơn. Đây là những yếu tố khách quan khiến giá thành điện tăng cao. 

Việc giá thành sản xuất tăng cao trong khi giá bán ra không tương ứng, theo ông Sơn, nếu vẫn tiếp tục duy trì cơ chế giá bán điện hiện nay, trợ giá và bù lỗ thì EVN không đủ nguồn lực cho đầu tư, trong khi chỉ đạo của Thủ tướng là không để thiếu điện

"Nếu không tiếp tục cải cách giá bán điện thì EVN sẽ lỗ, uy tín tài chính của EVN sẽ bị đánh giá thấp và không thể vay vốn. Mức giá điện không thể thu hút được các nhà đầu tư tư nhân. Nếu duy trì giá điện hiện nay sẽ là cực kỳ nguy hiểm trong trung hạn, dài hạn và đảm bảo phát triển kinh tế" - ông Sơn nói. 

Lo ảnh hưởng nguồn lực đầu tư, đảm bảo an ninh năng lượng

Ông Phan Đức Hiếu, ủy viên thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, cũng cho rằng chênh lệch giá bán và giá thành càng lớn thì khoản lỗ càng lớn. Điều này sẽ gây ra nhiều hệ lụy tác động đến các nhà sản xuất điện, tác động đến đầu tư ngành điện và ảnh hưởng an ninh ngành điện. Cùng đó sẽ ảnh hưởng mục tiêu tiêu dùng điện tiết kiệm và chuyển đổi sản xuất bền vững. 

“Chúng ta đang đặt quá nhiều mục tiêu, đặc biệt là hài hòa hóa lợi ích các bên là khó có thể làm được. Vì vậy cần tách bạch chính sách từng đối tượng để vừa phù hợp lợi ích các bên và đảm bảo an ninh năng lượng” - ông Hiếu nói.

Theo ông Nguyễn Thế Hữu - phó cục trưởng Cục Điều tiết điện lực (Bộ Công Thương), trong năm qua EVN chịu áp lực khi giá nhiên liệu đầu vào sản xuất điện tăng cao khi huy động các nguồn điện có giá đắt như than, dầu tăng. 

Cùng đó nhu cầu điện của Việt Nam tăng trở lại với mức hơn 10%, nên càng phải huy động các nguồn giá cao.

Ông Hữu cho hay EVN đã đưa ra các giải pháp tiết giảm chi phí, tiết giảm chi phí bảo dưỡng thường xuyên, chi phí vận hành để nâng cao hiệu quả vận hành. Tuy nhiên, mức tiết giảm này cũng không đủ bù đắp các chi phí đầu vào đã tăng. 

Trong khi đó để đáp ứng nhu cầu điện tăng, cần phải đầu tư công trình nguồn điện mới, bảo dưỡng sửa chữa công trình mới. Vì vậy, ông Hữu cho rằng nếu tiếp tục cắt giảm chi phí đầu tư, bảo dưỡng thì sẽ ảnh hưởng an toàn vận hành hệ thống điện, ảnh hưởng đến việc tái đầu tư của ngành điện và an ninh năng lượng.

"Giá bán điện chưa theo kịp giá thành khiến ngành điện không có nguồn lực đầu tư. Hiện Bộ Công Thương đã trình Chính phủ ban hành quy định cơ chế điều chỉnh giá bán điện bình quân với 3 tháng/lần đảm bảo sát chi phí giá thành; trình sửa đổi Luật Điện lực (sửa đổi) để đảm bảo giá điện sát giá thành, kêu gọi tư nhân tham gia, đảm bảo cung cầu" - ông Hữu nói.

'Nếu duy trì giá điện hiện nay sẽ cực kỳ nguy hiểm cho phát triển kinh tế' - Ảnh 3.Bộ Công Thương: EVN lỗ gần 22.000 tỉ đồng trong năm 2023

Bộ Công Thương vừa công bố kết quả kiểm tra chi phí giá thành sản xuất kinh doanh điện năm 2023 của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) với khoản lỗ lên tới gần 22.000 tỉ đồng.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp