27/06/2013 14:09 GMT+7

Giá cả trên trời ở sân bay: "Chúng tôi sẽ chấn chỉnh ngay"

LÊ NAM thực hiện
LÊ NAM thực hiện

TT - Xung quanh những bức xúc của nhiều hành khách về giá cả hàng hóa, chất lượng dịch vụ... tại các sân bay, ngày 26-6 Tuổi Trẻ đã có cuộc trao đổi với bà Đoàn Thị Mai Hương, phó giám đốc Công ty Dịch vụ hàng không sân bay Tân Sơn Nhất (Sasco), nơi cung cấp dịch vụ lớn nhất tại sân bay Tân Sơn Nhất.

Bà Hương nói:

DDYJI0rs.jpgPhóng to
Nhiều khách hàng than phiền giá hàng hóa, dịch vụ tại sân bay quá cao so với bên ngoài (ảnh chụp tại sân bay Tân Sơn Nhất) - Ảnh: LÊ NAM

- Sau khi đọc bài viết “Chấn chỉnh nạn “chặt chém” khách đi máy bay” (Tuổi Trẻ ngày 25-6) và những ý kiến của bạn đọc liên quan đến chủ đề này, tôi hiểu cảm giác khó chịu, bực mình của khách hàng. Ngay sau khi bài báo thông tin, chúng tôi đã cử người kiểm tra phản ánh của báo, nghiêm khắc nhắc nhở toàn bộ nhân viên trong hệ thống phải lưu ý đến thái độ, cách phục vụ của họ với khách hàng. Chúng tôi muốn nhân viên hiểu tầm quan trọng của khách hàng, chính họ là người trả lương cho mình. Một ngày sân bay Tân Sơn Nhất phục vụ gần 400 chuyến bay, có thể lúc khách đông quá phục vụ không tốt làm hành khách không hài lòng.

* Hành khách phàn nàn giá dịch vụ ăn uống ở sân bay quá cao, không tương xứng với số tiền họ phải bỏ ra, thưa bà?

- Nhà hàng của chúng tôi là điểm mua sắm đạt chuẩn được Sở Văn hóa - thể thao và du lịch TP.HCM chứng nhận, chúng tôi cũng cung cấp đồ ăn cho phòng phục vụ thương gia cả nhà ga quốc nội và quốc tế. Hàng hóa, dịch vụ trong nhà ga, khi bán chúng tôi đều so sánh, tham khảo với các trung tâm thương mại ở khu vực trung tâm TP.HCM và giám sát để giá bán hàng hóa, dịch vụ của chúng tôi không cao hơn thị trường chứ không phải muốn bán thế nào cũng được. Giá dịch vụ cung cấp cho các hãng hàng không quốc tế cũng phải tham khảo các sân bay lân cận. Nếu giá cao thì chúng tôi cũng không bán được hàng.

* Giá bán trong sân bay Tân Sơn Nhất có thể bằng với các trung tâm thương mại trong trung tâm TP.HCM, nhưng nhiều hành khách cho rằng phong cách, thái độ phục vụ tại đây chưa thật sự coi trọng khách hàng...

- Về cách thức phục vụ, chúng tôi xin ghi nhận và sẽ tìm biện pháp cải tiến ngay. Ngày trước khách ăn bánh mì sẽ được cho vào lò nướng, còn bây giờ nhà ga nội địa đang trong giai đoạn tiếp tục cải tạo, nhà hàng của chúng tôi cũng phải hạn chế dùng các thiết bị điện nên không thể đặt bếp nấu được ở đây mà chủ yếu là hâm nóng. Chúng tôi đã từng tổ chức nấu phở trong hệ thống nhà hàng bán ở sân bay quốc nội và rất được khách ưa dùng, tuy nhiên khói và mùi phở bốc lên mà không có hệ thống hút khói, xử lý mùi nên cũng chính khách hàng và công ty quản lý nhà ga sân bay không đồng ý cho tiếp tục.

Chúng tôi xác định khách nội địa vô cùng quan trọng, vì chiếm tỉ trọng rất lớn trong doanh thu, hơn nữa họ đi lại thường xuyên. Vừa qua có những sơ suất chúng tôi sẽ chấn chỉnh ngay và cũng thừa nhận đó không phải là không có lỗi chủ quan. Chúng tôi mong khách hàng thông cảm vì mặt bằng chưa sẵn sàng nên chưa thể đầu tư cải tạo nâng cấp lên được. Sau khi đã ổn định mặt bằng, chúng tôi sẽ nâng cấp chất lượng hàng hóa dịch vụ tại nhà ga sân bay nội địa lên.

Ông Lại Xuân Thanh (cục trưởng Cục Hàng không VN): Sẽ giám sát chặt chẽ chất lượng dịch vụ

- Thật ra, diện tích trong sân bay để phục vụ dịch vụ ăn uống khá hạn chế và kinh doanh ăn uống dịch vụ trong nhà ga được xem là loại hình kinh doanh có điều kiện nên không thể cho tràn lan như trung tâm thương mại bên ngoài. Tổng công ty Cảng hàng không VN (ACV) phải cho đấu thầu nhưng hạn chế không thể để hàng chục doanh nghiệp cùng vào kinh doanh được vì diện tích và lượng khách có hạn. Có thể để nhiều thương hiệu vào nhưng số doanh nghiệp kinh doanh phải hạn chế vì quá nhiều không khéo lại giết chết doanh nghiệp vì miếng bánh thị phần chỉ có nhiêu đó. Càng chia nhỏ bánh, doanh nghiệp cũng chả sống nổi.

* Nếu ít doanh nghiệp, môi trường không cạnh tranh làm sao có thể nâng cấp chất lượng phục vụ hành khách tại các nhà ga sân bay, thưa ông?

- Trước tiên trách nhiệm giám sát việc này phải là Cục Hàng không nhưng kế đến và sát nhất phải là sự giám sát quản lý chặt chẽ của ACV, nơi ký hợp đồng cho doanh nghiệp vào đầu tư. ACV phải tạo được điều kiện kinh doanh cạnh tranh và phải kiểm soát được chất lượng phục vụ hành khách của các công ty thuê mặt bằng kinh doanh bên trong sân bay vì đó là bộ mặt và uy tín của ACV. Chất lượng phục vụ kém bấy lâu nay có ai kêu tên công ty đầu tư hay phàn nàn thương hiệu kinh doanh nào đâu mà là sân bay Tân Sơn Nhất, sân bay Nội Bài hoặc Cam Ranh phục vụ quá kém, giá cả đắt nhất thế giới... ACV phải có biện pháp, đề ra các giải pháp, nếu chưa có quy định, điều kiện kinh doanh thì phải tạo ra quy định và đề cập luôn trong hợp đồng khi ký kết với đối tác để thuê mặt bằng kinh doanh. ACV cho nhượng quyền kinh doanh, cho doanh nghiệp thuê mặt bằng... ACV cho doanh nghiệp thuê mặt bằng không có nghĩa là doanh nghiệp đó muốn làm gì thì làm, kinh doanh chất lượng kém ra sao thì mặc được mà phải đặt ra điều kiện nghiêm ngặt.

LÊ NAM thực hiện
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp