12/05/2023 10:55 GMT+7

Giá cả ở Phú Quốc đắt nhưng có thực sự 'xắt ra miếng'?

Đó là phản hồi của nhiều bạn đọc về trả lời của lãnh đạo Sở Du lịch Kiên Giang quanh phản ảnh Phú Quốc vắng khách dịp lễ 30-4 và 1-5 vừa qua do giá cả trên trời, 'chặt chém'.

Trả lời Tuổi Trẻ Online, ông Bùi Quốc Thái - giám đốc Sở Du lịch Kiên Giang - thông tin: "Thực tế giá cả hàng hóa, hải sản ở Phú Quốc có cao hơn so với đất liền. Việc này là do nguồn hải sản, hàng hóa, nguyên vật liệu ở Phú Quốc có phần hạn chế phải nhập từ đất liền về để đáp ứng cầu dịp lễ, mùa cao điểm du lịch làm phát sinh chi phí".

"Phú Quốc được định hướng quy hoạch là trung tâm du lịch nghỉ dưỡng chất lượng cao mang tầm quốc tế, nên việc đầu tư từ kết cấu hạ tầng đến cơ sở vật chất kỹ thuật đều được chú trọng đầu tư mang tính đẳng cấp. 

Do đó giá cả tại Phú Quốc cao hơn các nơi khác cũng là dễ hiểu" - ông Thái lý giải về việc các dịch vụ du lịch khác tại Phú Quốc cũng có giá cao hơn rất nhiều so với các điểm đến du lịch biển tương tự.

Giá cả ở Phú Quốc đắt nhưng có thực sự xắt ra miếng? - Ảnh 1.

Những ngày cận lễ 30-4 và 1-5, một số quán ăn ở phường Dương Đông (TP Phú Quốc) bán hải sản như ghẹ, tôm, mực sống, tôm hùm... có niêm yết giá dao động 700.000 - 2 triệu đồng/kg (tùy loại) - Ảnh: CHÍ CÔNG

Rằng đắt thì thật là đắt

Kể lại trải nghiệm nhiều lần đi Phú Quốc, bạn đọc có nick name Quá đắt viết: "Lần gần nhất tôi đến đây là giữa tháng 3-2023 thì nhận thấy giá cả quá đắt đỏ và dịch vụ không thật tâm. 

Tài xế taxi gợi ý đi tàu ra đảo xem sao biển giá 600.000, nhưng tàu chở ra tới nơi thì có vài con sao ở nơi vắng vẻ và nắng gắt khủng khiếp (lúc 3h chiều). Tôi chỉ vừa bước xuống bãi cát là chịu hết nổi nên phải đi tàu vô lại bờ.

Chủ tàu và tài xế không hề tư vấn nên đi giờ nào thích hợp hơn, mà mặc kệ khách để lấy tiền. Giá hải sản thì cao hơn so với đất liền gấp 3 lần, không còn tươi, tôi không mua gì về làm quà cả".

Khách kêu giá cao, Phú Quốc sớm kiểm traKhách kêu giá cao, Phú Quốc sớm kiểm tra Địa phương nói gì việc du khách đến Phú Quốc vắng do giá cả cao?Địa phương nói gì việc du khách đến Phú Quốc vắng do giá cả cao? Khách đến Phú Quốc chơi lễ 30-4 đông nhưng không ‘bùng nổ’Khách đến Phú Quốc chơi lễ 30-4 đông nhưng không ‘bùng nổ’

Bạn đọc Nhu Nguyen ghé Phú Quốc trong lần công tác của công ty nhận thấy giá cả khá mắc, kể cả các khách sạn bình dân và ăn uống: "Nói Phú Quốc dịch vụ cao cấp là không đúng vì khá mắc ở mọi thứ. Chủ yếu do các hộ kinh doanh muốn lời nhiều thôi".

"Tết đi ra Phú Quốc, tưởng giá hải sản cao hơn đất liền một ít, ai dè gần như gấp đôi, gấp ba. 1kg ghẹ 1,8 triệu, 1kg tôm hùm 4,2 triệu, 1kg cua giá 1,8 triệu... Hỏi giá xong hết dám mua ăn, đành kêu cơm chiên, lẩu cá rồi nhịn về lại đất liền ăn bù" - bạn đọc Sang cho hay.

Quay lại Phú Quốc dịp Tết vừa rồi, bạn đọc Nguyen Hong Hai ngao ngán: "Bờ biển bị bê tông hóa với nhà cửa dày đặc. Các bãi tắm đẹp đẽ ngày trước, giờ thành sở hữu của các resort, người ngoài không được phép vào hoặc phải trả kha khá tiền phí. Món ăn thì đắt hơn cả ở Sài Gòn, Nha Trang...".

Bình luận của bạn đọc haig****@gmail.com nhận được hơn 130 lượt tương tác: "Chả biết có đắt xắt ra miếng thật không. Nhưng đắt thì rõ là rất đắt rồi. Còn muốn định hình phân khúc cao cấp thì hãy nâng cấp tiêu chuẩn dịch vụ, giao thông, môi trường... trước đã. Chứ bây giờ du khách mới thấy giá cả là ở phân khúc cao cấp thôi, chứ các cái khác đều đang thấp cấp".

Bạn đọc Hoàng Vũ bổ sung: "Đảo ngọc hấp dẫn nhờ biển nhưng quán nhậu đang bít kín dần. Chỉ có nhậu thì khó cao cấp. Nếu đến đảo ngọc du lịch bình thường thì cũng chẳng gì ấn tượng để đến lần sau".

Không bàn đến vấn đề giá cả, bạn đọc Kgb kể lại kỷ niệm ám ảnh: "Rác nhiều vô kể, nhất là ở hai bến tàu Dương Đông. Ngồi ăn nhậu ở quán chợ đêm cạnh bờ sông mà cứ nghe mùi thum thủm. 

Một số điểm tham quan, chùa chiền thì tẻ nhạt, thuyền đưa du khách đi thì cải tạo từ tàu cá cũ xập xệ. Gặp phải cơn mưa dông cả đoàn phải cởi hết quần áo, giày dép chuẩn bị cho tình huống xấu nhất. Một lần đi cạch tới già luôn…".

Giá cả ở Phú Quốc đắt nhưng có thực sự xắt ra miếng? - Ảnh 3.

Khách du lịch đến Phú Quốc chơi lễ 30-4 và 1-5 giảm 11,5% so với cùng kỳ năm 2022 - Ảnh: CHÍ CÔNG

Đừng để 'mất bò mới lo làm chuồng'

Trước trả lời của lãnh đạo Sở Du lịch Kiên Giang, bạn đọc Lê Nghĩa đặt vấn đề: Cơ chế điều tiết của cơ quan quản lý như thế nào mà để giá cả ở Phú Quốc cao? Tại sao không tìm hiểu giá cao do khâu nào, do con người hay nguyên liệu đầu vào? Những cái gì không kiểm soát được mới đổ thừa là tất yếu!

Còn theo bạn đọc Trọng, "đồng ý là đắt thì xắt ra miếng. Nhưng ở đây làm du lịch cần phải đồng bộ, hài hòa, giá cả phải chăng thì mới ngày càng phát triển được".

"Các bác cứ ngồi đó mà đòi xắt cho ra miếng! Thiên hạ người ta không đắt mà vẫn xắt ra được miếng đó các bác ơi! Học Thái Lan đi, càng xắt càng rẻ!" - bạn đọc Thu góp thêm ý kiến.

Riêng bạn đọc Tran Thanh cho rằng phản ánh của du khách là chuyện tất yếu đối với những khu du lịch, vui chơi và giải trí. Các cơ quan quản lý nên cầu thị, lắng nghe và tăng cường công tác kiểm tra, giám sát và truyền thông.

"Đừng nói chung chung, đừng để mất bò mới lo làm chuồng, chỉ cần du khách mất lòng một lần, bị chặt chém, sợ hãi... là tạo thêm hình ảnh xấu cho Phú Quốc. Các cơ quan quản lý phải thường xuyên đi kiểm tra, phải làm mọi cách để du khách tới một lần và muốn trở lại với Phú Quốc" - bạn đọc KomBack99 đưa thêm phản hồi.

Lãnh đạo du lịch Kiên Giang: Phú Quốc giá đắt vì xắt ra miếng!Lãnh đạo du lịch Kiên Giang: Phú Quốc giá đắt vì xắt ra miếng!

Ngày 10-5, ông Bùi Quốc Thái - giám đốc Sở Du lịch Kiên Giang - trả lời báo Tuổi Trẻ Online xung quanh thông tin ồn ào trên mạng cho rằng dịp lễ 30-4 và 1-5 vừa qua, khách du lịch đến Phú Quốc giảm nhiều do 'giá cả trên trời'.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp