08/05/2020 20:49 GMT+7

Ghi điểm trong dịch COVID-19, cơ hội cho Việt Nam tăng tốc chuyển đổi số

N.BÌNH ghi
N.BÌNH ghi

TTO - Bà Mary Tarnowka, giám đốc điều hành AmCham Việt Nam - TP.HCM, cho rằng Việt Nam trở thành một hình mẫu trên toàn cầu trong cuộc chống dịch COVID-19, và đây là cơ hội để tăng tốc chuyển đổi nền kinh tế sang kỹ thuật số.

Ghi điểm trong dịch COVID-19, cơ hội cho Việt Nam tăng tốc chuyển đổi số - Ảnh 1.

Các điểm cầu kết nối với Bệnh viện ĐH Y tại Hà Nội qua nền tảng chẩn đoán bệnh từ xa - Ảnh: MẠNH HƯNG

Cộng đồng doanh nghiệp trong Amcham Việt Nam - TP.HCM rất cảm kích trước nỗ lực của chính phủ Việt Nam trong việc phòng, chống dịch COVID-19.

Điều này đang mang đến cho Việt Nam một cơ hội tuyệt vời để hồi phục kinh tế sớm hơn và tăng tính cạnh tranh so với các nước, đặc biệt sau khi mở cửa hoạt động kinh doanh trở lại dần dần.

Đây cũng là cơ hội để Việt Nam đa dạng hóa dòng chảy thương mại, đẩy nhanh chuyển đổi kỹ thuật số và cải thiện cơ sở hạ tầng giao thông.

Ngay trong những ngày dịch diễn ra, Amcham cũng tận dụng công nghệ để duy trì các hoạt động kết nối, tăng năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp về các thách thức trong chuỗi cung ứng, pháp lý và quản lý lực lượng lao động từ xa.

Trong quá trình vực dậy nền kinh tế sau dịch, AmCham Việt Nam - TP.HCM luôn muốn hợp tác với chính phủ và khu vực tư nhân Việt Nam cùng giảm thiểu rủi ro sức khỏe, nỗ lực phục hồi kinh tế.

Ghi điểm trong dịch COVID-19, cơ hội cho Việt Nam tăng tốc chuyển đổi số - Ảnh 2.

Bà Mary Tarnowka, giám đốc điều hành AmCham Việt Nam - TP.HCM.

Chúng tôi tiếp tục ủng hộ cải tiến một môi trường pháp lý công bằng, minh bạch, dễ hiểu và hiệu quả, coi trọng sự đổi mới và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững. Điều đó sẽ làm cho Việt Nam trở thành một điểm đến hấp dẫn hơn nữa cho cả đầu tư nước ngoài và trong nước.

Amcham thông qua VCCI đã có những đề xuất bằng văn bảng cho các bộ liên quan. Chúng tôi ủng hộ các bước mà chính phủ Việt Nam đang thực hiện để hỗ trợ doanh nghiệp khôi phục lại hoạt động kinh doanh như cung cấp các gói tái chính, giảm thuế VAT, cho vay lãi suất thấp, giãn nợ... giảm thiểu tác động tiêu cực lên doanh nghiệp.

Nhưng các doanh nghiệp trong một số lĩnh vực chịu thiệt hại nặng nề cần nhiều sự hỗ trợ hơn nữa.

Việt Nam cần tận dụng lợi thế quay trở lại hậu dịch sớm hơn các nước để đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số. Việc sử dụng dữ liệu điện tử, và chính sách thúc đẩy nền kinh tế số, cởi mở, tự do không chỉ tạo thuận lợi cho thương mại mà cả hoạt động đầu tư vào các doanh nghiệp truyền thống.

Các doanh nghiệp bản địa này cũng sẽ mở đường cho Việt Nam vượt qua các đối thủ cạnh tranh, thúc đẩy đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp, tạo điều kiện cho Việt Nam trở thành người dẫn đầu trong nền kinh tế số.

Ngoài ra, đây là thời cơ thích hợp để đẩy nhanh quá trình chuyển đổi sang "chuỗi cung ứng xanh" để chuẩn bị tái gia nhập thị trường tiêu dùng toàn cầu.

Xu hướng của người tiêu dùng trên khắp thế giới dường như tiếp tục ủng hộ hàng hóa và dịch vụ đáp ứng các mục tiêu phát triển bền vững, bao gồm năng lượng gió và năng lượng tái tạo mặt trời, cũng như nền kinh tế tuần hoàn cho nhựa và chất thải khác.

Việt Nam đang nhanh chóng đưa các yếu tố này vào chuỗi cung ứng nội địa của mình và điều này sẽ nâng cao giá trị của các sản phẩm xuất khẩu khi đại dịch đi qua.

Giải quyết những nút thắt nào để vực dậy kinh tế sau dịch COVID-19? Giải quyết những nút thắt nào để vực dậy kinh tế sau dịch COVID-19?

TTO - Tổng giám đốc Tập đoàn VinaCapital Don Lam cho rằng để hỗ trợ cho việc tăng trưởng GDP trong dài hạn, hậu chống dịch COVID-19, Chính phủ cần có những chính sách toàn diện giảm thiểu tác động của dịch bệnh đối với nền kinh tế.

N.BÌNH ghi
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp