Tăng tưởng GDP qua các năm - Đồ họa: TTO
Thông tin này được ông Trương Văn Phước, quyền chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính quốc gia, đưa ra tại hội thảo tổng quan thị trường tài chính Việt Nam 2018, 2012, diễn ra tại Hà Nội ngày 20-12.
Có được mức tăng trưởng này là nhờ các ngành công nghiệp chế biến chế tạo; ngành dịch vụ; nông, lâm thủy sản tăng.
Cụ thể, theo ông Phước, đóng góp vào tăng trưởng, ngành công nghiệp chế biến chế tạo đóng góp khoảng 2,5 điểm phần trăm, còn ngành dịch vụ đóng góp khoảng 2,75 điểm phần trăm.
Ông Phước cho rằng lạm phát cả năm ước đạt được mục tiêu đặt ra với 3,6%. Nhân tố tác động chủ yếu đến lạm phát năm nay là thực phẩm và xăng dầu, và dù cả hai nhóm mặt hàng này tăng khá mạnh song, lạm phát vẫn được kiểm soát ở mức thấp.
Về triển vọng kinh tế Việt Nam trong năm 2019, ông Phước dự báo có khá khả quan. Các chỉ tiêu quan trọng như tăng trưởng kinh tế có khả năng đạt được 7%.
Theo ông Phước, sở dĩ mức dự báo năm nay cao là dựa vào tốc độ phát triển kinh tế, đồng thời kinh tế năm sau cũng có thể được hỗ trợ bởi các yếu tố quốc tế như hưởng lợi từ xu hướng dịch chuyển sản xuất do tác động của chiến tranh thương mại, đặc biệt là từ các Hiệp định thương mại thế hệ mới như CPTPP…
Riêng lạm phát năm sau, lãnh đạo Ủy ban giám sát Tài chính quốc gia cũng cho rằng có thể sẽ bị tác động bởi yếu tố giá thực phẩm trong nước.
Tuy nhiên, áp lực khiến lạm phát tăng mạnh là không nhiều do giá hàng hóa thế giới dự báo chỉ tăng nhẹ. Nếu chưa tính đến điều chỉnh giá dịch vụ công, lạm phát bình quân năm 2019 có thể xoay quanh mức 3,6%.
Về tiềm năng tăng trưởng năm 2018, ông Nguyễn Xuân Thành, giám đốc phát triển, trường đại học Fullbright Việt Nam, cho rằng dựa vào xuất khẩu, đầu tư và tiêu dùng của dân cư.
Riêng về tiêu dùng của dân cư, theo ông Thành, Việt Nam đang ở trong giai đoạn phát triển nhanh của tầng lớn trung lưu. Sức mua của dân tăng mạnh, như năm nay, loại trừ yếu tố giá thì tăng tới 9%. Do đó, để năm 2019 duy trì đà tăng trưởng thì phải có giải pháp khuyến khích khối tư nhân đầu tư.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận