Hình ảnh sán dây bò dài 1m sau khi lấy ra từ cơ thể bệnh nhân - Ảnh: BVCC
Trước đó, bệnh nhân đến Bệnh viện Chợ Rẫy TP.HCM để khám bệnh và được nội soi tiêu hóa. Tại khoa nội soi, các bác sĩ phát hiện ra bệnh nhân có một con sán dây bò đang trú ngụ trong tá tràng và kéo con sán ra.
Tuy nhiên, do đầu sán bám rất chắc nên chỉ kéo ra được giữa chừng, bệnh nhân tiếp tục được cho dùng thuốc xổ để đẩy con sán ra ngoài hoàn toàn.
Bệnh nhân cho biết thêm thường có thói quen ăn bò tái từ nhỏ, khi ăn chỉ vắt chanh và chế nước sôi vào thịt chứ không nấu chín. Do có bệnh xơ gan nên hiện bệnh nhân đang được tiếp tục điều trị tại khoa tiêu hóa của Bệnh viện Chợ Rẫy.
BS Tăng Trung Hiếu - khoa nội soi Bệnh viện Chợ Rẫy cho biết, sán dây bò trưởng thành có thể dài 2-4 m, thân có 800-1.000 đốt sán trắng dẹt, có thể phát hiện các đốt sán qua phân. Sán thường ký sinh ở ruột non nên hấp thu chất dinh dưỡng, gây thiếu máu kéo dài, suy dinh dưỡng, rối loạn tiêu hóa, đau bụng.
Nội soi không phải là phương pháp tốt nhất để điều trị. Do đó người dân nên ăn chín, uống sôi, không ăn thực phẩm nhiễm bệnh, không rõ nguồn gốc, không qua kiểm định. BS Hiếu cho biết thêm.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận