08/07/2017 06:42 GMT+7

Gặp ông Trump, ông Putin khẳng định không can thiệp bầu cử

ANH THƯ
ANH THƯ

TTO - Lãnh đạo Mỹ và Nga đã có cuộc trao đổi thẳng thắn về tuyên bố Mátxcơva can thiệp vào cuộc bầu cử Mỹ trong cuộc hội đàm trực tiếp đầu tiên bên lề hội nghị G20.

Tổng thống Mỹ Donald Trump (phải) bắt tay tổng thống Nga Vladimir Putin trong cuộc họp bên lề hội nghị G20 ở Hamburg, Đức - Ảnh: AFP
Tổng thống Mỹ Donald Trump (phải) bắt tay tổng thống Nga Vladimir Putin trong cuộc họp bên lề hội nghị G20 ở Hamburg, Đức - Ảnh: AFP

Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson khẳng định ngay từ lúc bắt đầu, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã đặt ra câu hỏi then chốt về cáo buộc can thiệp của Nga với bầu cử tổng thống Mỹ hồi năm 2016.

"Tổng thống đã mở đầu cuộc gặp với Tổng thống Putin bằng cách nêu lên mối quan ngại của người Mỹ liên quan đến sự can thiệp của Nga vào cuộc bầu cử năm 2016" - ông Tillerson nói trong cuộc họp báo ngày 7-7.

Tuy nhiên, theo hãng tin AFP, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov sau đó giải thích thêm rằng ông Trump "đã chấp nhận" sự phủ nhận của ông Putin về vai trò của Matxcơva trong cáo buộc can thiệp bầu cử Mỹ.

Trong suốt 2 giờ 15 phút nói chuyện cả hai không chỉ đề cập đến các cáo buộc trên mà còn bàn về các vấn đề khủng hoảng toàn cầu như cuộc chiến tại Syria, khủng bố và an ninh mạng.

"Hãy để tôi mô tả: cuộc họp mang tính xây dựng, tôi sẽ nói là cả hai nhà lãnh đạo đã kết nối rất nhanh" - ông Tillerson tuyên bố.

Tuy nhiên, theo đài BBC, Ngoại trưởng Mỹ thông báo vẫn chưa rõ liệu hai nước sẽ đạt được thỏa thuận cụ thể gì sau cuộc hội đàm của hai nhà lãnh đạo.

Các nhà phân tích nhận định cuộc gặp gỡ Mỹ-Nga ngày 7-7 có thể tác động đến nhiều vấn đề từ cuộc khủng hoảng Triều Tiên, xung đột tại Syria và Ukraine cho đến các hiệp ước giải trừ hạt nhân của Mỹ - Nga, hiệp định thương mại toàn cầu và sự ấm lên toàn cầu.

Tuy nhiên nếu ông Trump và ông Putin thiết lập mối quan hệ tốt thì khoảng cách giữa lãnh đạo Mỹ và các đồng minh lâu năm của Washington sẽ nới rộng ra với các y kiến nghi ngờ về chính sách khí hậu và chính sách "nước Mỹ trước tiên" của ông Trump.

Sự rạn nứt đang gia tăng giữa Mỹ và các đồng minh cũng làm cho hội nghị thượng đỉnh G20 năm nay trở thành một trong những cơn bão lớn nhất trong lịch sử của hội nghị.

"Chúng tôi sẽ không đưa ra những nhận xét về sự khác nhau nhưng chúng tôi gọi đó là bất đồng của bất đồng" - thủ tướng Đức Angela Merkel ví von.

Hãng tin AFP cho biết trong một dự thảo thông cáo chung có nhấn mạnh rằng thỏa thuận khí hậu Paris năm 2015 là "không thể đảo ngược" và khẳng định các quốc gia G20 khác cam kết với thỏa thuận này đồng thời ghi nhận quyết định rút lui của Washington.

Ngoài ra vụ thử thành công tên lửa đạn đạo liên lục địa của Triều Tiên cũng phủ bóng đen lên hội nghị thượng đỉnh G20 năm nay.

Hôm 6-7 ông Trump đã cảnh báo rằng quân đội Bình Nhưỡng sẽ hứng chịu "hậu quả" và tuyên bố ông đang xem xét phản ứng "nghiêm khắc" đối với các hành vi tồi tệ của Triều Tiên.

Ngoài ra ông Trump cũng sẽ tiếp tục gia tăng sức ép lên chính quyền Bắc Kinh về vấn đề Triều Tiên. Ông Trump sẽ gặp chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình bên lề hội nghị thượng đỉnh ngày hôm nay, 8-7.

Mặt khác, bên ngoài khu hội nghị được bảo vệ nghiêm ngặt, những người biểu tình đã đụng độ với cảnh sát suốt cả ngày diễn ra hội nghị.

Các nhà hoạt động đã chặn đường trước nơi trú ngụ của Đệ nhất phu nhân Mỹ Melania Trump trong nhiều giờ khiến bà không thể đi ra ngoài.

Trên đường phố, họ đốt cả xe cảnh sát, đập vỡ các cửa của cửa hàng hai bên phố,...

Bạo lực bùng nổ mạnh đã buộc cảnh sát Hamburg phải gọi tiếp viện từ các bang khác ở Đức và ban tổ chức G20 buộc phải giảm bớt chương trình tham quan chính thức cho những người bạn đời của các lãnh đạo G20.

ANH THƯ
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp