05/10/2006 08:45 GMT+7

Gặp giáo sư người Việt - cố vấn hạt nhân cho Chính phủ Thụy Điển

NGUYỄN ĐẠI PHƯỢNG (Từ Stockholm)Báo Tiền Phong
NGUYỄN ĐẠI PHƯỢNG (Từ Stockholm)Báo Tiền Phong

Thông qua một người bạn ở Stockholm, tôi gửi tới Giáo sư, tiến sĩ Đinh Trúc Nam lời đề nghị được gặp ông. Một ngày sau tôi nhận được trả lời của Giáo sư (GS), nói rằng do rất bận, ông chỉ có thể gặp tôi sau 17 giờ - tức ngoài giờ làm việc - tại văn phòng của ông ở tầng 5 tòa nhà chính Khoa Vật lý, Học viện Kỹ thuật Hoàng gia Thụy Điển.

4cPWDADE.jpgPhóng to
G.S Đinh Trúc Nam tại Văn phòng của ông ở Khoa Vật lý, Học viện Kỹ thuật Hoàng gia Thụy Điển
Thông qua một người bạn ở Stockholm, tôi gửi tới Giáo sư, tiến sĩ Đinh Trúc Nam lời đề nghị được gặp ông. Một ngày sau tôi nhận được trả lời của Giáo sư (GS), nói rằng do rất bận, ông chỉ có thể gặp tôi sau 17 giờ - tức ngoài giờ làm việc - tại văn phòng của ông ở tầng 5 tòa nhà chính Khoa Vật lý, Học viện Kỹ thuật Hoàng gia Thụy Điển.

Là người được giới khoa học thế giới đánh giá là có nhiều sáng tạo và hiểu được tường tận nhiều vấn đề về an toàn hạt nhân, nhưng khi làm bữa thết đãi nhà báo Việt Nam, GS Đinh Trúc Nam chỉ biết làm hai món thịt luộc và dưa chuột salad.

Trong sơ đồ hướng dẫn đường đi cho tôi, GS Đinh Trúc Nam vẽ rất rõ ràng. Nhưng đối với một kẻ mới chân ướt chân ráo đến Stockholm lần đầu như tôi thì đó chẳng khác nào một mê hồn trận. Sơ đồ chỉ dẫn tôi lúc dùng xe điện ngầm, khi xe buýt, rồi đi bộ ngoằn ngoèo lên dốc xuống đồi…

Khoa Vật lý, Học viện Công nghệ Hoàng gia Thụy Điển nằm trong một rừng cây yên tĩnh rộng mênh mông bên một đường phố ở Stockholm có cái tên rất dài: Roslagstullsbacken. Khu vực các giảng đường và phòng thí nghiệm của Học viện rất yên tĩnh. Thi thoảng mới thấy vài sinh viên bước ra ngoài, vừa đi vừa trao đổi điều gì rất khẽ.

Sinh viên nào cũng có một thẻ thông minh dùng để mở cửa khi vào các phòng của Học viện. Tôi không có thẻ để vào Khoa Vật lý nên phải nhờ một nữ sinh viên Thụy Điển giúp. Qua nhiều lần cửa và hành lang dích dắc, cô sinh viên dẫn tôi tới trước phòng làm việc của Giáo sư Đinh Trúc Nam.

“Không cần giới thiệu nữa”

Nhìn từ phía ngoài cửa kính, tôi thấy ông đang cặm cụi trước màn hình máy vi tính. Nghe tiếng gõ cửa nhẹ, giáo sư ngẩng mặt lên, vồn vã bước ra cửa mời khách vào.

Trước mắt tôi là một trí thức Việt Nam còn trẻ, mắt rất sáng sau cặp kính trắng, cử chỉ nhanh nhẹn, trang phục giản dị: Không veston, cravat, áo sơ mi vàng nhạt dài tay để hở khuy cổ. Phòng làm việc của ông chỉ có một bàn nhỏ để tiếp khách, một chiếc máy vi tính, còn lại toàn là sách.

Thân tình nhưng khiêm tốn, bằng một giọng nhỏ nhẹ, GS Đinh Trúc Nam từ chối câu hỏi liên quan đến thành tích của cá nhân ông và miễn cưỡng nói trước máy ghi âm của phóng viên. Nhưng ông lại rất say sưa kể về những việc đã và đang làm trong cương vị người đứng đầu về an toàn hạt nhân của Vương quốc Thụy Điển. Hiện nay ông là cố vấn cấp cao nhất về lĩnh vực này cho Chính phủ Thụy Điển. Hàng tuần GS có các cuộc giao ban với các Bộ trưởng, Thứ trưởng Thụy Điển liên quan đến công nghệ an toàn hạt nhân.

GS Đinh Trúc Nam thường tham gia đoàn đại biểu Chính phủ Thụy Điển đi tham quan, trao đổi khoa học với các nước và tổ chức quốc tế. Cuối năm ngoái, tham gia đoàn đại biểu Chính phủ Thụy Điển thăm Trung Quốc, ông được mời giảng bài cho khoảng 200 nghiên cứu sinh trường Đại học Thanh Hoa ở Bắc Kinh. Khi MC giới thiệu về GS Đinh Trúc Nam, các giáo sư Trung Quốc cùng dự xua tay nói không cần giới thiệu nữa vì đã biết quá rõ về nhà khoa học người Việt Nam này.

Nghe nói gần đây một chuyên gia về năng lượng hạt nhân của Việt Nam tham gia đoàn đại biểu Ủy ban Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) tới Stockholm để học tập và trao đổi kinh nghiệm đã nêu một câu hỏi về an toàn hạt nhân. Các chuyên gia Thụy Điển trả lời rằng hãy nêu câu hỏi này với GS Đinh Trúc Nam – một người Việt Nam- mà phía Thụy Điển cũng phải tham vấn ông về những vấn đề như vậy.

Kéo tôi tới trước màn hình máy tính, GS chỉ cho thấy những hình ảnh trong thí nghiệm của ông về những trường hợp có thể xảy ra mất an toàn tại các lò phản ứng hạt nhân. Một trong số đó là trường hợp do nhiệt độ và áp suất thủy lực lớn làm chảy cả vỏ thép của lò phản ứng.

Tôi tình cờ đọc được lá thư của Giám đốc một nhà máy điện hạt nhân Thụy Điển gửi GS Đinh Trúc Nam cầu cứu giúp đỡ khẩn cấp về một sự cố nặng vừa xảy ra tại nhà máy.

Thấy tôi quan tâm sự kiện này, GS cho biết nhà máy điện hạt nhân đó bị sự cố phải đóng cửa gần 1 tháng khiến hàng chục ngàn hộ tiêu thụ điện Thụy Điển phải khốn đốn. Sự cố đã gây thiệt hại hơn 1 tỷ krone Thụy Điển. Đài truyền hình quốc gia Thụy Điển đã mời giáo sư Đinh Trúc Nam lên một chương trình truyền hình trực tiếp giải thích cho công chúng biết về khả năng khắc phục sự cố hạt nhân nói trên cũng như tác động của sự cố đó đối với môi trường.

Hiện nay, mỗi năm GS Đinh Trúc Nam được cấp 2 triệu USD để thực hiện các công trình nghiên cứu về an toàn hạt nhân. Khoản tiền này do Chính phủ Thụy Điển và các tổ chức khoa học công nghệ hạt nhân khác nhau của Liên minh châu Âu và thế giới cung cấp. Mức tài trợ tùy thuộc vào tính khả thi và hiệu quả thực hiện các đề nghị khoa học do GS Đinh Trúc Nam yêu cầu.

Công việc hiện nay của ông chủ yếu là nghiên cứu, chiếm 70% quỹ thời gian và 30% còn lại ông dành cho giảng dạy, hướng dẫn nghiên cứu sinh trên đại học. Ông có nhận xét rằng học sinh châu Á thông minh, cần cù học tập nhưng kém sáng tạo và thiếu ý chí đi tới tận cùng vấn đề. Trong khi đó học sinh Âu, Mỹ lười học cơ bản nhưng lại có đầu óc tổng hợp và sáng tạo lớn và đặc biệt là sự liều lĩnh trong khoa học thường giúp họ đạt được những thành tựu rất đặc biệt.

Học sinh giỏi một thời của Hà Nội

GS tiến sĩ Đinh Trúc Nam sinh năm 1964 tại Hà Nội trong một gia đình có 2 anh em trai, ông là anh cả, bố mẹ đều là công chức thường trú tại khu tập thể Trung Tự, (Đống Đa, Hà Nội). Cha của ông từng giảng dạy ở Đại học Bách khoa Hà Nội rồi làm Giám đốc Viện Bảo hộ Lao động Việt Nam.

Đinh Trúc Nam học THPT Kim Liên, thi vào Đại học Bách khoa Hà Nội. Do đỗ với số điểm cao, ông được Nhà nước gửi sang Liên bang Nga học ngành Vật lý năng lượng hạt nhân tại Học viện Công nghệ năng lượng hạt nhân Matxcơva.

Tốt nghiệp đại học, ông được đề nghị chuyển tiếp nghiên cứu sinh về công nghệ hạt nhân tại trường. Sau đó ông được bổ nhiệm chức Trưởng phòng nghiên cứu an toàn của Bộ Năng lượng hạt nhân Liên bang Nga, trở thành người nước ngoài đầu tiên giữ chức vụ này ở Nga.

Năm 1991, ông bảo vệ thành công luận án tiến sĩ khoa học tại Học viện Công nghệ hạt nhân Matxcơva với đề tài “Phát triển các bộ mã và phương pháp để tính toán quá trình thủy nhiệt trong lò phản ứng hạt nhân VVER bị sự cố”.

Từ năm 1991-1993, ông là thực tập sinh sau tiến sĩ tại Khoa An toàn hạt nhân thuộc Học viện Công nghệ Hoàng gia Thụy Điển. Từ năm 2001-2005, ông được mời làm Phó Giám đốc Trung tâm An toàn và nghiên cứu rủi ro thuộc Đại học California Santa Barbara (Hoa Kỳ).

Năm 2005, Giáo sư đầu ngành an toàn hạt nhân của Thụy Điển qua đời, nước này gửi thông báo mời các nhà khoa học trên thế giới ứng cử vào chức vụ cố vấn an toàn năng lượng hạt nhân cho Chính phủ Thụy Điển.

GS Đinh Trúc Nam đã nộp đơn xin thử sức bằng những đề án táo bạo và một lý lịch khoa học sáng giá mà ở lứa tuổi ông không ai sánh bằng. Cuối cùng ông đã vượt qua hai người thầy của mình từ Đức và Ý trong một cuộc sát hạch cực kỳ khó để được bổ nhiệm vào chức vụ nói trên.

NGUYỄN ĐẠI PHƯỢNG (Từ Stockholm)Báo Tiền Phong
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp