21/02/2023 10:25 GMT+7

Gặp đối phương 'lầy', nói lại sao cho nhã nhặn nhưng cương quyết?

Những mẹo nhỏ dưới đây sẽ giúp bạn đạt được mong muốn trong giao tiếp, không đùng đùng nổi giận khiến giao tiếp đổ bể, theo trang Hackspirit.

Trong giao tiếp, khi gặp chuyện không như ý muốn, bạn hãy áp dụng những biện pháp dưới đây để ổn định tinh thần, phản ứng kiên quyết một cách nhã nhặn để đạt được mục tiêu mà không khiến đối phương bị "dội".

1. Đừng phản hồi ngay lập tức

Hãy hít một hơi thật sâu, thở ra, rồi đếm tới 10 trước khi suy nghĩ câu trả lời.

Đưa ra phản ứng quá nhanh chóng có thể là lợi bất cập hại. Nếu bạn muốn giữ được sự điềm đạm, thanh lịch, thì đây chính là nguyên tắc quan trọng nhất.

Nếu tính bạn vốn nóng nảy, bạn có thể cải thiện từ từ thông qua các bài tập thiền, và tự ý thức chỉnh sửa hành vi của mình.

2. Cư xử lịch thiệp

Cho dù bạn đưa ra yêu cầu, và muốn người khác thực hiện nó, bạn vẫn cần thể hiện một cách lịch thiệp. Hãy luôn nhớ nói những câu như "Xin cảm ơn" hay "Vui lòng".

Điều này cho thấy bạn tôn trọng họ. Đối phương sẽ vui vẻ lắng nghe và cân nhắc đề nghị của bạn hơn.

Tất nhiên bạn không phải tỏ ra lịch sự quá đà. Đừng ép buộc bản thân nếu thực ra trong lòng bạn đang sôi lên sùng sục. Lúc này, nói như thế chỉ khiến lời bạn nghe có vẻ châm biếm.

3. Thông báo, đừng buộc tội

Thay vì chỉ tay buộc tội người khác, bạn nên thông báo là bạn đã biết việc họ đang làm. Là người cương quyết, bạn vẫn cần kiểm soát tốt cảm xúc.

Ví dụ, một người tự ý dùng bút của bạn. Đừng giật lại bút và nói người ta không có quyền dùng đồ của mình. Hãy nín giận và nói: "Này, anh đang dùng bút của tôi đấy", hoặc "Cây bút kia trông giống hệt bút của tôi".

4. Tin tưởng người khác

Khi quá tin chắc vào điều nào đó, chúng ta có xu hướng mặc định "chuyện chính là như vậy". Lúc này, cách nói chuyện thường cứng rắn, thậm chí hung hăng.

Nhưng nếu người ta không hề làm gì xấu với bạn thì sao?

Trước khi bạn tìm hiểu rõ vấn đề, cứ để ngỏ mọi khả năng. Đừng tự đi đến kết luận và hành động theo suy nghĩ chủ quan.

5. Dùng cấu trúc "Tôi nghĩ là…" và "Tôi cảm thấy…" khi giao tiếp

Câu "lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau" vẫn luôn đúng, nhất là trong trường hợp tranh luận, cãi vã hay đối chất.

Một mẹo nhỏ là, thay vì dùng từ chỉ đối phương, hãy dùng ngôi nhân xưng thứ nhất như "tôi, mình, em, anh…".

Ví dụ, chớ nên nói "Cậu đã ăn cắp bút của tôi!". Bạn có thể nói khéo hơn như: "Tôi nghĩ kia là bút của tôi" hay "Tôi cảm thấy cậu làm vậy là đang thiếu tôn trọng tôi".

Khi bạn dùng ngôi nhân xưng thứ nhất, tính chất buộc tội trong lời nói sẽ giảm đi. Nó thể hiện bạn hiểu là mình có thể sai, vì đó chỉ là nhận định, cảm xúc từ phía bạn.

6. Cư xử chín chắn hơn

Không hề dễ dàng khi phải luôn luôn đóng vai trò là người chín chắn, trưởng thành.

Bạn cứ tưởng tượng như đang đối mặt với trẻ con. Dù chúng nghịch phá cỡ nào, hò hét vào mặt bạn, bạn vẫn luôn cần là người bình tĩnh nhất.

Bạn vẫn đặt ra giới hạn, thúc đẩy để đạt được cái bạn muốn - với sự dịu dàng và tử tế.

7. Nói rõ bạn muốn gì

Nếu bạn là mẫu người quyết đoán, hẳn bạn biết rõ mình muốn và không muốn cái gì. Nhưng vấn đề nằm ở cách bạn truyền đạt suy nghĩ.

Đừng than vãn, bóng gió xa xôi với hy vọng người ta sẽ tự hiểu. Hãy trình bày vấn đề rõ ràng và nêu ý kiến của mình.

8. Nói rõ cảm nhận về hành động của đối phương

Tương tự như ý trên, bạn muốn tỏ ra cương quyết, thì bạn cần nói rõ ràng.

Nếu người ta làm bạn phật ý, bạn nên nói cụ thể tại sao bạn buồn, càng chi tiết càng tốt.

9. Nói lời tích cực

Bạn có nhận thấy người đáng yêu thường bắt đầu câu chuyện từ lời hay ý đẹp trước? Chiến thuật này rất thông dụng và đem lại hiệu quả cao.

Chân thành khen ngợi, nhắc tới những điểm tích cực trước là những cách giúp bạn đạt được cái mình muốn. Nó cũng khiến lời phàn nàn trở nên mềm mỏng, dễ tiếp thu hơn.

10. Khiến người ta muốn làm điều tốt cho bạn

Cách này hơi mang tính thao túng tâm lý, nhưng mức độ vừa phải vẫn chấp nhận được.

Hãy tỏ ra biết ơn nếu họ làm một việc nào đó vì bạn. Nói cho họ biết hành động của họ sẽ ảnh hưởng cụ thể tới bạn như thế nào.

Nếu bạn muốn tăng lương, bạn nên trình bày với sếp rằng việc tăng lương sẽ giúp ích cho bạn về mặt cá nhân lẫn công việc.

Bạn có thể sẽ được như ý nguyện vì đối phương cảm thấy vui lòng. "Giúp" bạn, họ đang là một người tốt, đáp ứng mong muốn của bạn, chứ không phải thực hiện đòi hỏi của bạn.

Nếu thấy các thông tin trong bài viết hiệu quả, bạn hãy thả tim, bấm "thích" cuối bài, hoặc đăng nhập Tuổi Trẻ Sao để tặng sao nhé.

Bạn muốn đặt mục tiêu cho năm mới? Hãy thuộc 5 nguyên tắc nàyBạn muốn đặt mục tiêu cho năm mới? Hãy thuộc 5 nguyên tắc này

Theo trang NPR, trong cách đặt mục tiêu, quản lý thời gian là một phương pháp tiếp cận mục tiêu thông minh.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp