Ảnh chụp X - quang gan của bệnh nhân Lin. Ảnh: Đài truyền hình Phúc Kiến
Theo Asia One, nam bệnh nhân họ Lin sống ở Phúc Kiến (Trung Quốc) được đưa đến bệnh viện địa phương vì bị sốt 39 độ C, kéo dài tới 10 ngày không khỏi dù đã uống thuốc.
Sau khi khám và chụp X-quang, các bác sĩ phát hiện gan của Lin có rất nhiều ký sinh trùng và chẩn đoán anh mắc sán lá gan.
Lin cho biết anh có sở thích ăn gỏi cá, tôm và thường ăn món này trong ba năm qua. "Gỏi cá ngon lắm! Tôi nghĩ là chỉ cần cho nhiều mù tạt vào thì ký sinh trùng sẽ chết hết".
Sán lá gan là cách gọi của một loại ký sinh trùng có hình chiếc lá, thân dẹt, bờ mỏng, thường có ở cá nước ngọt, ốc, mực chưa nấu chín.
Khi người ăn thủy hải sản sống, những ký sinh trùng này sẽ trôi theo vào dạ dày, xuống tá tràng rồi ngược theo đường mật lên gan. Tại đây chúng phát triển thành sán lá gan trưởng thành và gây bệnh ở đường mật, gan.
Những ký sinh trùng này ăn mật và có thể sống tới 20 - 30 năm trong cơ thể người, gây bệnh xơ gan, thậm chí ung thư gan.
Cách duy nhất để tránh nhiễm trùng sán lá gan là tránh ăn thực phẩm sống.
Bệnh sán lá gan không có triệu chứng rõ ràng ở giai đoạn đầu, nên khi phát hiện ra các triệu chứng như sốt cao, mệt mỏi và khó chịu ở bụng trên, nó thường ở giai đoạn nhiễm trùng nặng.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận