08/05/2018 21:05 GMT+7

Gần 20% phụ nữ thành thị từ 15 - 49 tuổi từng phá thai

Nguồn: Thông tấn xã Việt Nam
Nguồn: Thông tấn xã Việt Nam

Ngày 8/5, tại Hà Nội, Bộ Y tế, Quỹ Dân số Liên hợp quốc (UNFPA) tổ chức hội thảo phổ biến báo cáo kết quả nghiên cứu đánh giá chất lượng dịch vụ kế hoạch hóa gia đình tại Việt Nam.

Gần 20% phụ nữ thành thị từ 15 - 49 tuổi từng phá thai - Ảnh 1.

Ảnh TTXVN

Theo nghiên cứu, tỷ lệ sử dụng các biện pháp tránh thai khu vực Đồng bằng sông Hồng đạt thấp nhất (75,1%); khoảng 17,4% phụ nữ đã từng phá thai (ở khu vực thành thị là 19,6% và ở khu vực nông thôn là 16,5%)...

Phát biểu tại hội thảo, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Viết Tiến cho rằng: Công tác kế hoạch hóa gia đình góp phần ổn định quy mô, cơ cấu, chất lượng dân số... Báo cáo kết quả nghiên cứu đánh giá chất lượng dịch vụ kế hoạch hóa gia đình tại Việt Nam là tài liệu giúp các nhà hoạch định chính sách, nhà quản lý chương trình, chuyên gia y tế, nhà nghiên cứu... trong việc triển khai chương trình, đáp ứng có hiệu quả nhu cầu sử dụng các biện pháp tránh thai hiện đại của người dân Việt Nam, đóng góp vào việc đạt mục tiêu của hội nghị quốc tế về dân số và phát triển, mục tiêu phát triển bền vững ở Việt Nam.

Nghiên cứu đánh giá chất lượng dịch vụ kế hoạch hóa gia đình đã tìm hiểu về chất lượng các dịch vụ kế hoạch hóa gia đình, tỷ lệ thất bại của các biện pháp tránh thai tại Việt Nam... Các số liệu định lượng được thu thập từ điều tra hộ gia đình, phỏng vấn 6.000 phụ nữ (độ tuổi 15-49) ở 6 vùng kinh tế -xã hội (Hà Nội, Yên Bái, Phú Yên, Đắk Lắk, Đồng Nai và An Giang) trong năm 2015-2016 ở 20 huyện, 120 xã, phường và 240 thôn, bản.

Kết quả cho thấy 80,5% phụ nữ đã kết hôn trong độ tuổi 15-49 đang sử dụng một biện pháp tránh thai. Trong đó, tỷ lệ sử dụng các biện pháp tránh thai hiện đại là 64%. Biện pháp đặt vòng tránh thai được sử dụng phổ biến nhất (25,2%), tiếp theo là thuốc tránh thai (19,3%) và bao cao su (13,3%). Tỷ lệ sử dụng các biện pháp tránh thai ở khu vực thành thị cao hơn khu vực nông thôn. Khu vực Đông Nam Bộ có tỷ lệ sử dụng các biện pháp tránh thai cao nhất (83,4%) còn khu vực Đồng bằng sông Hồng đạt tỷ lệ thấp nhất (75,1%). Khoảng 17,4% phụ nữ đã từng phá thai; ở khu vực thành thị là 19,6% và ở khu vực nông thôn là 16,5%...

Cũng theo báo cáo, các trạm y tế xã đã có đủ cơ sở hạ tầng, trang thiết bị và nhân viên cần thiết để cung cấp dịch vụ kế hoạch hóa gia đình. Tuy nhiên, chỉ có 9,7% trạm y tế xã đáp ứng tất cả 25 chỉ số. Ở khu vực Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên không có trạm y tế nào đáp ứng được 25 chỉ số về sự sẵn sàng của các cơ sở; có 31,3% trạm y tế ở khu vực phía Đông Nam Bộ đạt được yêu cầu của 25 chỉ số. Đáng chú ý, một số trạm y tế không đáp ứng các chỉ số liên quan đến việc cung cấp đầy đủ phương tiện tránh thai (thuốc viên, bao cao su, dụng cụ tử cung-IUD). Khoảng 30% trạm y tế thiếu nhân lực được đào tạo về cung cấp dịch vụ kế hoạch hóa gia đình...

Kết quả khảo sát cũng cho thấy có 37,8% số người đang sử dụng các biện pháp tránh thai hiện đại (không phân biệt tình trạng hôn nhân) không được tư vấn trước khi sử dụng. Thực tế này cho thấy công tác sàng lọc trước khi cung cấp các biện pháp tránh thai chưa được thực hiện đầy đủ. 93% khách hàng hài lòng với dịch vụ được cung cấp nhưng chỉ 40% cho biết sẽ giới thiệu cơ sở cung cấp dịch vụ đó cho người khác...

Tiếp cận kế hoạch hóa gia đình là quyền cơ bản của mỗi người. Đầu tư vào công tác kế hoạch hóa gia đình chính là đầu tư để cải thiện sức khỏe, thực hiện quyền của phụ nữ và các cặp vợ chồng trên toàn thế giới. Sự đầu tư này mang lại nhiều lợi ích, góp phần thúc đẩy quá trình phát triển của xã hội, từ đó góp phần đảm bảo thành công của Chương trình nghị sự Vì sự phát triển bền vững vào năm 2030 và 17 mục tiêu phát triển bền vững.

Nguồn: Thông tấn xã Việt Nam
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp