02/04/2018 16:07 GMT+7

Gần 19% diện tích cả nước ô nhiễm bom mìn, vật nổ

Nguồn: Tin Tức/ Thông tấn xã Việt Nam
Nguồn: Tin Tức/ Thông tấn xã Việt Nam

Mức độ ô nhiễm bom mìn tại Việt Nam rất nghiêm trọng, bởi đã trải qua nhiều cuộc chiến tranh, hứng chịu hàng triệu tấn bom đạn.

Gần 19% diện tích cả nước ô nhiễm bom mìn, vật nổ - Ảnh 1.

Quang cảnh họp báo

Theo báo cáo công bố hiện trạng tồn lưu ô nhiễm bom mìn, vật nổ sau chiến tranh, diện tích đất đai Việt Nam bị ô nhiễm bom mìn, vật nổ là trên 6,1 triệu ha, chiếm 18,71 % diện tích đất cả nước.

Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) và Ban Chỉ đạo Quốc gia khắc phục hậu quả bom mìn, chất độc hóa học sau chiến tranh Việt Nam vừa tổ chức họp báo tại Hà Nội để thông tin về khắc phục hậu quả bom mìn, hưởng ứng Ngày Thế giới phòng chống bom mìn 4/4.

Theo ông Lưu Hồng Sơn, Phó Chánh Văn phòng Bộ LĐTBXH, xác định việc khắc phục hậu quả bom mìn, vật liệu nổ sau chiến tranh là nhiệm vụ cấp bách và cũng là nhiệm vụ thường xuyên, lâu dài; Đảng và Nhà nước đã chỉ đạo tập trung rà phá bom mìn, trợ giúp xã hội cho nạn nhân bom mìn tái hòa nhập cộng đồng, tập trung tuyên truyền, giáo dục phòng tránh tai nạn bom mìn cho nhân dân. Các công việc này đã, đang được các Bộ, ngành và các địa phương triển khai tích cực.

Chương trình Hành động Quốc gia khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh ở Việt Nam giai đoạn 2010 - 2025 được Thủ tướng chính phủ phê duyệt ngày 21/4/2010 (Chương trình 504) với mục tiêu huy động nguồn lực trong nước và quốc tế nhằm giảm thiểu và tiến tới khắc phục hoàn toàn ảnh hưởng của bom mìn phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an toàn cho nhân dân; giúp đỡ nạn nhân bom mìn hòa nhập đời sống xã hội. Đồng thời tạo cơ sở pháp lý về tổ chức, quản lý và cơ sở hạ tầng cho các quốc gia, các tổ chức trong nước và quốc tế xem xét để viện trợ, tài trợ.

Đến ngày 24-5-2017, Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định số 701/QĐ-TTg về việc thành lập Ban chỉ đạo quốc gia khắc phục hậu quả bom mìn và chất độc hóa học sau chiến tranh ở Việt Nam. Ban Chỉ đạo do Thủ tướng Chính phủ làm Trưởng ban, 1 Phó Trưởng ban thường trực là Bộ trưởng Bộ Quốc phòng và 3 Phó Trưởng ban là Bộ trưởng Bộ LĐTBXH, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên - Môi trường và Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ và 12 thành viên.

Ban Chỉ đạo nghiên cứu, đề xuất phương hướng, giải pháp để giải quyết những vấn đề quan trọng, liên ngành về khắc phục hậu quả bom mìn và chất độc hóa học sau chiến tranh; các giải pháp huy động, vận động tài trợ nhằm thu hút các nguồn lực trong và ngoài nước để nhanh chóng khắc phục hậu quả bom mìn và chất độc hóa học sau chiến tranh ở Việt Nam; chỉ đạo xây dựngkế hoạch 5 năm và hàng năm để thực hiện chương trình, kế hoạch hành động quốc gia khắc phục hậu quả bom mìn và chất độc hóa học sau chiến tranh.

Về phía ngành LĐTBXH đã triển khai thí điểm mô hình phối hợp với Trung tâm công tác xã hội tỉnh Thanh Hóa, thành phố Đà Nẵng việc phát hiện, lập hồ sơ quản lý ca tai nạn bom mìn, vật nổ; can thiệp đế phục hồi chức năng cho nạn nhân bom mìn; dạy nghề gắn với tạo việc làm cho nạn nhân bom mìn; trợ giúp nạn nhân bom mìn học nghề tìm việc làm; kết nối giải quyết chính sách an sinh xã hội cho đối tượng; hỗ trợ cung cấp dịch vụ công tác xã hội khác và một số dụng cụ chỉnh hình phục hồi chức năng cho nạn nhân bom mìn; đánh giá kết quả thực hiện mô hình và đề xuất nhân rộng.

Hưởng ứng ngày thế giới phòng chống bom mìn 4-4, Ban chỉ đạo quốc gia khắc phục hậu quả bom mìn và chất độc hóa học sau chiến tranh ở Việt Nam tổ chức mít tinh vào ngày 31/3 tại quảng trường Lý Thái Tổ (Hoàn Kiếm, Hà Nội), trao 20 suất quà cho các nạn nhân bom mìn; Trưng bày tranh ảnh phản ánh thực trạng ô nhiễm và mối hiểm họa của bom mìn, vật nổ đối với con người; công tác khắc phục hậu quả trong những năm qua.

Nguồn: Tin Tức/ Thông tấn xã Việt Nam
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp