13/05/2023 17:45 GMT+7

Game hóa bài giảng, học sinh có học tốt hơn?

Nhiều chuyên gia cho rằng việc game hóa bài học để tăng cường tương tác trực tiếp, giúp học sinh có những trải nghiệm mới để học tốt.

Game hóa bài giảng, học sinh có học tốt hơn? - Ảnh 1.

TS Nguyễn Thành Hải trao đổi với các giáo viên tại hội thảo - Ảnh: TRẦN HUỲNH

Hội thảo "Giáo dục trong kỷ nguyên chuyển đổi số và phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực công nghệ giáo dục" do Trường đại học Khoa học tự nhiên (Đại học Quốc gia TP.HCM) tổ chức ngày 13-5, đã giới thiệu nhiều công nghệ mới áp dụng trong môi trường giáo dục.

Tạo ra game giúp học sinh phát triển tư duy phản biện

TS Nguyễn Thành Hải, trưởng nhóm nghiên cứu chương trình giáo dục STEM THRIVE tại Đại học Missouri (Hoa Kỳ), cho rằng giới trẻ ngày nay phần lớn chơi game, không ít bạn trẻ dành rất nhiều thời gian để chơi game.

"Chơi game có tính chất giải trí, kích thích sự sáng tạo của học sinh. Chính vì vậy chúng tôi tạo ra một game thông qua đó tập trung phân tích để học sinh phát triển tư duy phản biện, tranh luận", ông Hải cho biết.

Cũng theo ông Hải, nhờ ứng dụng công nghệ, học sinh có những trải nghiệm mới, nhìn về một khái niệm khoa học thông qua các hoạt động tương tác mới trước đây không có. Ngoài ra, công nghệ ứng dụng trong giáo dục rất đa dạng. Một trong các hoạt động trong giáo dục các nước phát triển rất quan tâm là làm sao mang đến cho học sinh những trải nghiệm mới dựa trên tri thức cũ.

"Thách thức rất lớn đối với công tác giảng dạy trong chuyển đổi số không chỉ dừng lại ở chỗ có công cụ. Trong việc đào tạo giáo viên không chỉ là đào tạo kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm, mà hơn thế nữa là sự tổng hợp, tích hợp phương pháp, kiến thức về sử dụng công cụ giảng dạy", ông Hải nhấn mạnh.

Một giảng viên đến từ khoa khoa học liên ngành Trường đại học Khoa học xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia TP.HCM) cho rằng việc thực hiện những dự án game hoặc những dự án học tập trên lớp để làm mới những khái niệm cũ, mang đến những trải nghiệm mới cho người học là rất thú vị.

"Tuy nhiên để tạo ra được những sản phẩm như vậy còn có những kỹ năng, sự hợp tác giữa các ngành khác nhau. Việc đẩy mạnh sự hợp tác này cũng là xu hướng của các trường đại học tại Việt Nam với việc thành lập các khoa khoa học liên ngành. Nhưng đây vẫn là điều rất mới. Làm thế nào để triển khai từ ý tưởng ban đầu cho đến dự án cụ thể và quá trình tạo ra sản phẩm trên thực tế…", giảng viên này nói.

Giải đáp về việc này, ông Hải cho biết thêm: "Để thực hiện một dự án mang tính liên ngành, liên môn cần phải có kinh phí. Ở Mỹ, muốn xin kinh phí từ các quỹ nghiên cứu, một trong các tiêu chí đặt ra là những người làm dự án đó phải thể hiện tính liên ngành, khuyến khích sự kết hợp giữa các lĩnh vực".

Game hóa bài giảng, học sinh có học tốt hơn? - Ảnh 3.

Cô Nguyễn Thị Diến (giáo viên hóa Trường THPT Nguyễn An Ninh) phát biểu về việc áp dụng công nghệ số trong giáo dục - Ảnh: TRẦN HUỲNH

Game hóa bài học để tăng cường tương tác trực tiếp

Liên quan đến giáo dục dựa trên trải nghiệm với công nghệ thực tại tăng cường (AR) và thực tại ảo (VR), nhiều giáo viên cho biết ban đầu khi sử dụng các giải pháp này, học sinh rất phấn khích, nhưng những lần sau đó gần như không muốn sử dụng.

Một trong các giải pháp được TS Lê Khánh Duy (khoa công nghệ thông tin Trường đại học Khoa học tự nhiên TP.HCM) đề cập là game hóa bài học để tăng cường tương tác trực tiếp, có những trải nghiệm mới để học.

Tuy nhiên các giáo viên băn khoăn việc này khó phân biệt ranh giới giữa học và chơi. Về việc này, TS Khánh Duy cho rằng: "Việc thiết kế game bài học hoàn toàn có thể đặt ra yêu cầu học sinh chơi phải học qua việc đánh giá. Kết quả đạt được trong game có thể biến thành hành động mang tính giáo dục để đưa ra các thông điệp nhằm giảng dạy cho học sinh".

Cô Nguyễn Thị Diến (giáo viên hóa Trường THPT Nguyễn An Ninh) cho biết cô rất hứng thú với các công nghệ số trong giáo dục, và đã từng làm app (ứng dụng) liên quan đến AR, VR.

"Với góc nhìn của giáo viên, tôi theo khuynh hướng sư phạm. AR, VR thực ra không có gì mới cả nhưng nó lạ và khó so với giáo viên vì giáo viên được đào tạo theo chuyên ngành. Bên cạnh đó, tôi quan tâm đến sức khỏe tinh thần của học sinh khi sử dụng AR, VR", cô Diến nói.

Về vấn đề này, TS Khánh Duy cho biết các nghiên cứu giải pháp cải tiến giao diện AR, VR để giảm tác động tiêu cực đến người dùng luôn được quan tâm. Việc thiết kế tác động đến tâm lý người dùng thế nào phụ thuộc vào thiết kế nội dung. Như vậy người thiết kế các ứng dụng AR, VR phải ngồi lại với các nhà sư phạm để biết nội dung có phù hợp hay không.

Hàn Quốc áp dụng công nghệ 4.0 vào giáo dục phổ thôngHàn Quốc áp dụng công nghệ 4.0 vào giáo dục phổ thông

Hàn Quốc chính thức xúc tiến dự án chuyển đổi các trường học theo mô hình mới mang tên 'Trường học tương lai' có thể giảng dạy trực tiếp và trực tuyến.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp