17/03/2023 09:49 GMT+7

Gạc hươu mini 'mọc' trên đầu chuột

Các nhà khoa học đã tạo ra một gạc hươu mini trên đầu con chuột bằng cách chèn gene của hươu vào bộ gene của chuột, mở ra hy vọng bào chế thuốc tái tạo xương ở người.

Hình ảnh chiếc gạc hươu mini trên đầu chuột bạch - Ảnh minh họa: IFLSCIENCE

Hình ảnh chiếc gạc hươu mini trên đầu chuột bạch - Ảnh minh họa: IFLSCIENCE

Gạc hươu mini này phát triển với tốc độ 2,75cm mỗi ngày trên đầu con chuột, cho thấy gạc hươu là một trong những mô tái tạo nhanh nhất trong thế giới động vật. 

Chúng cung cấp một cái nhìn hoàn hảo về cách động vật có vú có thể tái tạo tế bào một cách thường xuyên, theo một nghiên cứu mới công bố trên tạp chí Science.

Kết quả nghiên cứu này đặc biệt thú vị, vì động vật có vú nói chung đã mất khả năng tái tạo các cơ quan và hầu hết các mô khác. Do đó, một bộ sừng mọc lại mở ra triển vọng chế tạo thuốc tái tạo xương cho con người.

Trong quá trình theo đuổi việc phát triển các loại thuốc tái tạo xương, nhà nghiên cứu Trung Quốc Toa Qin và các đồng nghiệp đã tìm hiểu sâu về cơ chế phát triển đằng sau gạc hươu Sika, chúng mọc lại sau khi rụng. Họ đã tạo ra một “bản đồ” tái sinh của gạc hươu Sika, phân lập nhiều tế bào đơn lẻ và gene quan trọng trong sự phát triển của mô gạc.

Mười ngày trước khi gạc bị rụng, các nhà nghiên cứu đã xác định được một loại tế bào gốc có hoạt tính cao trong quá trình tái tạo. Những tế bào này sẽ ở lại với gạc hươu một thời gian ngắn sau khi rụng. Tuy nhiên, đến ngày thứ năm sau khi rụng, một loại tế bào gốc mới đã xuất hiện.

Sau khi xác định nhiều giai đoạn tăng trưởng, nhóm nghiên cứu đã lấy các tế bào gốc có khả năng tái sinh cao nhất (được chứng minh là từ gạc rụng được khoảng năm ngày) và nuôi cấy chúng trong đĩa Petri trước khi cấy chúng vào đầu chuột.

Sau 45 ngày, những con chuột đã phát triển các gạc nhỏ có thể nhận dạng rõ ràng, nhờ các tế bào gốc biệt hóa thành mô xương khớp.

Gạc dài ra nhanh chóng cho các nhà nghiên cứu thấy các cơ chế di truyền dẫn đến sự phát triển của chúng và cung cấp thông tin chi tiết về cách chúng có thể được sử dụng trong y học xương người.

Phương pháp điều trị như vậy có thể gây ra những lo ngại về đạo đức đối với việc cấy ghép tế bào giữa các loài. Tuy nhiên việc khám phá các cơ chế tái tạo cơ bản có khả năng giúp tìm được các gene tương tự ở động vật có vú.

Kết quả nghiên cứu chưa giúp trực tiếp cho việc điều trị chân bị gãy. Tuy nhiên, nó mang đến một cái nhìn hoàn toàn mới về cách thức động vật có vú có thể tái tạo mô bằng cơ chế trong bộ gene và với một chút trợ giúp từ tế bào gốc của gạc.

Khai quật cây đàn một dây bằng gạc hươu 2.000 năm tuổi ở Việt NamKhai quật cây đàn một dây bằng gạc hươu 2.000 năm tuổi ở Việt Nam

Theo nghiên cứu mới công bố trên tạp chí khảo cổ học Antiquity của Đại học Cambridge (Anh), cây đàn một dây bằng gạc hươu tìm thấy ở Việt Nam là nhạc cụ dây lâu đời nhất từng được khai quật ở Đông Nam Á.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp