Hệ thống kênh mương xử lý nước thải của Formosa - Ảnh: Văn Định |
Theo danh mục hơn 40 chất được cho là nhập khẩu vào Việt Nam từ đầu năm đến nay và sử dụng trong sản xuất thì đặc điểm đầu tiên của nhóm các chất này là độc và cực độc đối với con người, động vật, trong đó có các loài tôm cá...
Nhóm chất trong danh mục này có thể thấy là hòa tan nhanh, lan tỏa nhanh, tác động mạnh.
Rất tiếc là những thông tin thể hiện trong danh mục là tên thương mại của các chất không thể hiện rõ chính xác công thức hóa học, nên việc đánh giá mối liên hệ giữa các hóa chất nguyên liệu trong danh mục và những hệ quả đối với môi trường khi được sử dụng, đặc biệt là trong trường hợp các chất thải, nước thải phát sinh không được kiểm soát, xử lý triệt để.
Còn về tính độc trực tiếp của hầu hết các chất có trong danh mục là khỏi phải bàn, thuộc nhóm độc và cực độc như tôi đã nói.
Hàng tấn cá chết không rõ nguyên nhân trôi dạt vào vùng biển Quảng Trị - Ảnh: Trần Tĩnh |
Về vụ cá chết, tôi cho rằng có thể tìm “thủ phạm” một cách gián tiếp là những xác cá chết do nghi ngờ nhiễm độc, phân tích thịt, gan, mỡ, ruột... của cá để đánh giá những khả năng gây chết cá do chất gì và từ những chất độc nào.
Từ đó truy ngược lại những nguồn hóa chất nguyên liệu được sử dụng hoặc thất thoát ra môi trường.
Trở lại vấn đề gây cá chết diện rộng ở biển khu vực miền Trung, tôi cho là khả năng rất cao cá chết do một nhóm chất độc tổng hợp, gây nên tác hại gấp nhiều lần so với độc đơn chất.
Theo tôi, ở môi trường biển rộng lớn như vậy, một khối lượng hóa chất nhất định dù cho rất độc đến mấy nhưng là những chất độc đơn tính thì phạm vi tác động (đặc biệt là gây chết cá) rất khó có khả gây nên những tác hại ghê gớm như vừa qua.
Tôi vẫn nghiêng nhiều về khả năng cá chết do những chất cực độc, đồng thời với một lượng lớn và là tổng hợp của các loại chất độc khác nhau.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận