14/05/2020 11:39 GMT+7

Forbes: Tàu nạo vét của Trung Quốc bị Đài Loan truy đuổi ở Biển Đông

BẢO DUY
BẢO DUY

TTO - Tạp chí Forbes (Mỹ) ngày 12-5 dẫn các hình ảnh vệ tinh cho thấy rất nhiều tàu nạo vét tự hành của Trung Quốc đang hoạt động không ngừng nghỉ trên Biển Đông. Nhiều tàu trong số này bị Đài Loan truy đuổi vì khai thác cát, đá bất hợp pháp.

Forbes: Tàu nạo vét của Trung Quốc bị Đài Loan truy đuổi ở Biển Đông - Ảnh 1.

Hình ảnh vệ tinh chụp ngày 13-4 cho thấy hoạt động của đội tàu nạo vét tự hành Trung Quốc. Các tàu với khoang cát còn trống màu đỏ, tàu đang nạo vét sẽ có quầng trắng xung quanh và tàu đã đầy cát có màu xám - Ảnh chụp màn hình

Theo tạp chí Mỹ, hôm 17-4, cơ quan tuần duyên Đài Loan xác nhận đã truy đuổi 40 tàu Trung Quốc nạo vét bất hợp pháp tại một khu vực phía đông bắc Biển Đông. Các hình ảnh vệ tinh được chụp vào ngày 13-4 cho thấy đội tàu được ví như "sát thủ môi trường biển" đang nạo vét không ngừng tại khu vực.

Một hình ảnh khác được chụp ngày 3-5 cho thấy các tàu Trung Quốc đã trở lại khu vực bị đuổi trước đó và tiếp tục hoạt động nạo vét, khai thác cát. Mỗi tàu như vậy có thể vừa hút, vừa chở vài trăm tấn cát đá từ lòng biển nên còn được gọi là tàu nạo vét tự hành.

Ông Jeng Ming-shiou, chủ tịch Hiệp hội động vật hoang dã và tự nhiên Đài Loan, khẳng định các hoạt động như vậy đã diễn ra thường xuyên trong nhiều năm qua.

Mỗi ngày, đội tàu Trung Quốc có thể nạo vét hơn 100.000 tấn. Phần lớn trong số này được sử dụng cho các dự án lấn biển như mở rộng sân bay Hong Kong và có thể là các hoạt động bồi đắp, cải tạo đảo nhân tạo trái phép trên Biển Đông.

Theo Forbes, hoạt động của các tàu nạo vét Trung Quốc là thường xuyên với quy mô hàng chục, có khi lên tới hàng trăm tàu trong cùng một khu vực.

Tuy nhiên, cho đến giờ phía chính quyền Trung Quốc vẫn chưa đưa ra bình luận và phản hồi gì liên quan đến các thông tin Forbes nêu.

Forbes: Tàu nạo vét của Trung Quốc bị Đài Loan truy đuổi ở Biển Đông - Ảnh 2.

Ảnh chụp năm 2014 cho thấy cảnh các tàu nạo vét Trung Quốc tham gia bồi đắp bất hợp pháp Đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam nhưng bị Bắc Kinh chiếm đóng trái phép - Ảnh: CSIS/AMTI

Trên thực tế Bắc Kinh cũng có các hoạt động nạo vét hợp pháp nhưng vẫn vấp phải sự phản đối vì các tác động tới môi trường và người hưởng lợi sau cùng không phải là người địa phương.

Hồi tháng 8 năm ngoái, một tàu nạo vét cỡ lớn của Trung Quốc đã bị mắc cạn gần Aparri thuộc bờ biển phía bắc Philippines. Con tàu tham gia hoạt động nạo vét hợp pháp tại Philippines nhưng cát lại được sử dụng cho dự án sân bay Hong Kong.

Thêm vào đó, loại cát mà các tàu nạo vét Trung Quốc đem về từ Philippines là cát đen. Dù có giá trị trong các sản phẩm bêtông, thép, cũng như đồ trang sức và mỹ phẩm, việc khai thác cát đen làm ảnh hưởng đến nguồn cá và gây sụt lở nguy hiểm cho cộng đồng địa phương. Điều này khiến việc khai thác cát đen bị phản đối ở Philippines.

Forbes cũng nghi ngờ các tàu nạo vét Trung Quốc đang hỗ trợ cho các hoạt động trục vớt xác tàu chìm trên Biển Đông để lấy phế liệu, bao gồm các tàu chiến trong Thế chiến thứ II.

Các "nạn nhân nổi tiếng" có thể kể ra như thiết giáp hạm HMS Prince of Wales của Anh, tàu ngầm USS Perch và tuần dương hạm USS Houston của Mỹ.

Lợi dụng dịch bệnh để quấy rối trên Biển Đông: Nước cờ sai của Trung Quốc Lợi dụng dịch bệnh để quấy rối trên Biển Đông: Nước cờ sai của Trung Quốc

TTO - Bắc Kinh đã sai lầm khi liên tục thực hiện các hành vi khiêu khích trên Biển Đông vì cho rằng các bên liên quan sẽ phản ứng yếu ớt trong bối cảnh bận đối phó với đại dịch khởi nguồn từ Trung Quốc.

BẢO DUY
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp