Hoạt động giao dịch tại Eximbank - ẢNH: T.L.
Số tiền này được chú thích là "khoản lãi phải trả cho một khách hàng theo phán quyết của tòa án trong bản án sơ thẩm ngày 28-11-2018" và mô tả chi tiết tại phần thuyết minh 41 cuối báo cáo.
Cụ thể, Eximbank thông tin rằng sau khi thực hiện kháng cáo một phần bản án sơ thẩm vào ngày 7-12-2018, ngân hàng này "đã trích lập dự phòng toàn bộ đối với khoản tạm ứng 245.000 triệu VND cho khách hàng này và trích lập bổ sung khoản lãi phải trả cho khách hàng này là 88.790 triệu VND".
Năm tài chính 2018 chứng kiến hai vụ việc đình đám liên quan đến 245 tỉ đồng của bà Chu Thị Bình bốc hơi và 6 khách hàng bị rút mất sổ tiết kiệm tại Phòng giao dịch Đô Lương - chi nhánh Vinh của Eximbank.
Lợi nhuận sau thuế của Eximbank bị sụt giảm trên 160 tỉ đồng so với năm 2017, còn 660,6 tỉ đồng và lãi cơ bản trên cổ phiếu cũng giảm 20%.
Kiểm toán cho thấy Eximbank chi dự phòng rủi ro tín dụng tăng thêm gần 120 tỉ đồng. Chi phí hoạt động cũng chiếm tỉ lệ thâm hụt khá lớn và gia tăng thâm hụt gần 700 tỉ đồng so với năm 2017.
Hoạt động mua bán chứng khoán đầu tư tạo ra khoản lỗ 116 tỉ đồng trên báo cáo tài chính, trái ngược với khoản lãi thuần 62,6 tỉ đồng năm 2017.
Tuy nhiên, nợ xấu ở ba nhóm của ngân hàng này đều có xu hướng sụt giảm. Tổng nợ xấu năm 2018 giảm gần 379 tỉ đồng, xuống còn 1.921 tỉ đồng, chiếm gần 1,85%.
Hiện tại, Eximbank đang nắm trên 5.487 tỉ đồng trái phiếu đặc biệt do Công ty Quản lý tài sản VAMC phát hành. Ngân hàng này đã tăng cường trích lập dự phòng trái phiếu đặc biệt thêm 631,5 tỉ đồng trong năm 2018.
Nếu tính từ thời điểm có bản án sơ thẩm ngày 28-11-2018 cho đến ngày giao dịch 12-4-2019 thì cổ phiếu EIB của Eximbank vẫn đang trên đà tăng trưởng.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận