21/06/2019 12:18 GMT+7

EVN lãi hơn 6.800 tỉ đồng trong năm 2018

NGỌC AN
NGỌC AN

TTO - Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) vừa công bố báo cáo chính hợp nhất năm 2018 với khoản lãi sau thuế đạt hơn 6.800 tỉ đồng. Đây là khoản lợi nhuận tương đương lợi nhuận định mức 3% được phép cho EVN trong giá bán điện.

EVN lãi hơn 6.800 tỉ đồng trong năm 2018 - Ảnh 1.

EVN công bố báo cáo tài chính năm 2018 - Ảnh: TTO

Kết thúc năm tài chính 2018, EVN đạt doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là 338.500 tỉ đồng, tăng 12,8% so với cùng kỳ năm trước. 

Mặc dù có khoản lợi nhuận khá lớn lên tới 53.158 tỉ đồng, tăng 17% so với năm trước, nhưng do chi phí tài chính tăng mạnh lên tới 29.054 tỉ đồng (tăng gần 23,4%) và chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí bán hàng đều tăng, nên lợi nhuận trước thuế của EVN đạt 9.076 tỉ đồng. 

Như vậy, sau khi trừ thuế thu nhập doanh nghiệp, lợi nhuận sau thuế của EVN còn lại 6.817 tỉ đồng, tăng vỏn vẹn 3,2% so với năm 2017. 

Điều đáng chú ý là khoản lợi nhuận này của Tập đoàn Điện lực bằng với con số lợi nhuận định mức mà EVN được phép hưởng trong hoạt động sản xuất kinh doanh, theo quy định của Quyết định 24/2017/QĐ-TTg của Thủ tướng về cơ chế điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân. 

Có nghĩa, trong công thức tính giá bán lẻ điện bình quân theo Quyết định 24/2017 thì lợi nhuận định mức được xác định ở từng khâu (truyền tải, phân phối, bán lẻ điện, quản lý ngành và phụ trợ), tương đương 3%. 

Theo một lãnh đạo Bộ Công Thương, việc duy trì mức lợi nhuận định mức 3% cho EVN trong giá bán lẻ điện là để đảm bảo cho Tập đoàn này có nguồn đầu tư cho các dự án điện, đáp ứng nhu cầu điện tăng trưởng mỗi năm ở mức bình quân trên 10%. 

Cũng trong báo cáo tài chính hợp nhất năm 2018 được công bố, EVN còn treo lại khoản lỗ chênh lệch tỉ giá  lên tới 7.707 tỉ đồng. 

EVN cũng có khoản nợ phải trả lên tới 489.058 tỉ đồng, giảm nhẹ so với năm 2017, trong đó chủ yếu là các khoản nợ dài hạn lên tới 357.434 tỉ đồng, nợ ngắn hạn là 121.623 tỉ đồng. Khoản nợ này của EVN gấp đôi vốn chủ sở hữu, theo báo cáo tài chính hợp nhất năm 2018 là 217.446 tỉ đồng.

Với các khoản nợ phải trả của EVN chủ yếu cho đầu tư các dự án điện với quy mô lớn, nên chi phí lãi vay mà EVN phải bỏ ra là gần 19.000 tỉ đồng. 

EVN cho biết đang quản lý khoản tiền lên tới 50.205 tỉ đồng, trong đó chỉ có 193 tỉ đồng tiền mặt. Đặc biệt, EVN cũng gửi một khoản tiền ở ngân hàng không kỳ hạn lên tới 34.209 tỉ đồng và đầu tư tài chính là 44.999 tỉ đồng, chủ yếu là đầu tư ngắn hạn lên tới 39.451 tỉ đồng. 

EVN không có khoản đầu tư chứng khoán nào được ghi nhận, nhưng đầu tư góp vốn vào các đơn vị khác là 5.473 tỉ đồng, chủ yếu là đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết và công ty khác. 

Từng trả lời về khoản tiền gửi không kỳ hạn ở ngân hàng, lãnh đạo EVN cho hay đây là số tiền được tập hợp từ tất cả các báo cáo tài chính của các đơn vị thành viên thuộc EVN. 

Theo EVN, đây là số tiền quá nhỏ so với số dư nợ ngắn hạn mà EVN phải trả, tại thời điểm tháng 6-2018 là hơn 106.000 tỉ đồng. Chưa kể tập đoàn này phải có lượng tiền mặt đủ lớn để trả cho các nhà cung cấp nguyên liệu, bán điện và trở nợ ngân hàng đến hạn lên tới hơn 77.000 tỉ đồng. 

"Do nhu cầu vốn cho đầu tư và sản xuất kinh doanh quá lớn nên số dư tiền gửi trên mới giúp EVN và các đơn vị thành viên hoàn thành các chỉ tiêu kinh doanh, đáp ứng đủ điện cho nền kinh tế" - EVN cho hay. 

NGỌC AN
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp