24/11/2023 14:25 GMT+7

EU dựng 'bức tường xanh' ngăn chặn hàng dệt may châu Á

EU trong nỗ lực xây dựng nền kinh tế xanh đã ban hành hàng loạt chính sách gây khó khăn cho ngành hàng dệt may châu Á.

Công nhân may áo sơ mi tại một nhà máy dệt của Tập đoàn Texport Industries ở thị trấn Hindupur thuộc bang Andhra Pradesh, miền nam Ấn Độ, vào ngày 9-2-2022 - Ảnh: REUTERS

Công nhân may áo sơ mi tại một nhà máy dệt của Tập đoàn Texport Industries ở thị trấn Hindupur thuộc bang Andhra Pradesh, miền nam Ấn Độ, vào ngày 9-2-2022 - Ảnh: REUTERS

Bức tường ngăn chặn hàng dệt may

Liên minh châu Âu (EU) đã ban hành hàng loạt chính sách và yêu cầu thương mại mới đối với việc xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường châu Âu từ năm 2021 với mục tiêu xây dựng nền kinh tế tuần hoàn. Báo Asia Times gọi các quy định này là “bức tường xanh” chặn hàng dệt may châu Á, đồng thời nhận định nó là dấu hiệu của chủ nghĩa bảo hộ thương mại.

Trong đó Chiến lược hàng dệt may bền vững và tuần hoàn (EUSSCT) do EU ban hành vào tháng 6-2022 có thể tạo ra tác động đáng kể đến các nhà sản xuất hàng dệt may ở châu Á, khu vực cung cấp hơn 70% sản phẩm may mặc cho EU.

Đạo luật EUSSCT quy định các công ty kinh doanh hàng may mặc phải tuân thủ những tiêu chuẩn nhất định liên quan đến việc bảo vệ môi trường. Chiến lược này là nền tảng giúp EU đạt được mục tiêu tiêu thụ quần áo bền vững, đồng thời biến họ trở thành khu vực tiên phong trong việc buộc các đối tác thương mại áp dụng sản xuất bền vững.

Ngành dệt may có vai trò rất quan trọng đối với nền kinh tế châu Á, giúp tạo ra khoảng 60 triệu việc làm cho khu vực. Đó là chưa kể đến hàng triệu việc làm gián tiếp khác.

Trong đó Đông Á là khu vực sản xuất hàng may mặc chính cho thế giới, giữ vai trò chủ chốt trong chuỗi cung ứng dệt may. Vào năm 2019, khu vực này chiếm 55% xuất khẩu dệt may toàn cầu.

Đây cũng là trung tâm sản xuất của các ông lớn trong lĩnh vực thời trang nhanh của châu Âu như Nike, Zara, C&A và H&M. Ngành dệt may phát triển mạnh ở hầu hết các nước Đông Á với tốc độ tăng trưởng nhanh nhất được ghi nhận ở Trung Quốc, Indonesia, Việt Nam và Campuchia.

Ngành hàng dệt may tăng trưởng nhanh chóng một phần nhờ vào sự thúc đẩy của Hiệp định thương mại tự do châu Âu (EFTA), Hiệp định thương mại tự do giữa Singapore và châu Âu và Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và châu Âu (EVFTA). Tuy nhiên EVFTA cũng khiến hàng hóa Việt Nam ngày càng phụ thuộc vào thị trường EU.

Kể từ sau đại dịch COVID-19, ngành dệt may Đông Á gặp nhiều khó khăn do nhu cầu tại các thị trường trọng điểm (Mỹ và EU) giảm sút.

Cơ hội bảo vệ môi trường

Chiến lược EUSSCT sẽ đặt ra những thách thức mới và có khả năng khiến chi phí sản xuất sản phẩm may mặc ở Đông Á tăng lên. Đồng nghĩa với việc các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực phải tìm cách thích ứng với quy định mới để đảm bảo duy trì việc xuất khẩu.

EU đặt mục tiêu “tuần hoàn hoàn toàn” vào năm 2030. Do đó họ yêu cầu đối tác sản xuất hàng dệt may phải tuân thủ các tiêu chí về khả năng tuần hoàn, khả năng truy xuất nguồn gốc và khả năng khử carbon.

Trong đó, để kiểm soát lượng khí carbon, nhiều chủ xưởng sẽ phải thay đổi mô hình kinh doanh, đổi mới công nghệ và cải tạo toàn bộ quy trình sản xuất hàng dệt may.

Công nhân làm việc tại nhà máy đồ thể thao Spectre, dự án có vốn đầu tư của Đan Mạch - Ảnh: Tổng lãnh sự quán Hoàng gia Đan Mạch tại TP.HCM

Công nhân làm việc tại nhà máy đồ thể thao Spectre, dự án có vốn đầu tư của Đan Mạch - Ảnh: Tổng lãnh sự quán Hoàng gia Đan Mạch tại TP.HCM

Tuy nhiên chiến lược của EU cũng mở ra những cơ hội kinh doanh và sản xuất bền vững mới cho thị trường châu Á, giúp thu hút đầu tư nước ngoài. Các công ty trong khu vực đang chủ động tìm cách đáp ứng quy định nói trên.

Chẳng hạn Công ty Ramatex có trụ sở tại Singapore đã nghiên cứu và tạo ra loại quần áo không bị bong tróc các sợi nhỏ - đáp ứng yêu cầu về tính bền vững. Nhà máy sản xuất hàng may mặc Spectre tại Việt Nam đã chuyển sang sử dụng năng lượng tái tạo. Ngoài ra, Tập đoàn Hansae của Hàn Quốc và Tổng công ty Dệt may Hà Nội cũng hợp tác sản xuất sản phẩm dệt may tái chế xuất khẩu sang EU.

Giảm thiểu tác động của ngành hàng dệt may đòi hỏi sự thay đổi mang tính hệ thống. Để làm ngành công nghiệp này trở nên “xanh hơn” cần có nỗ lực của cả chính phủ lẫn người dân.

Khó khăn vẫn bủa vây ngành dệt mayKhó khăn vẫn bủa vây ngành dệt may

Đơn hàng sụt giảm nghiêm trọng, công nhân giảm giờ làm, nhà máy giảm công suất, thậm chí đóng cửa là chuyện đang diễn ra với ngành dệt may Việt Nam.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp