Khối này cũng nhất trí tăng cường việc sử dụng năng lượng tái tạo lên 27% trong tổng nguồn năng lượng và tăng hiệu quả sử dụng năng lượng lên ít nhất 27%.
Có những chia rẽ sâu sắc trong nội bộ EU về cắt giảm khí thải, trong đó một số nước nói việc này sẽ làm chậm tăng trưởng kinh tế của họ - Ảnh: Getty Images |
BBC ngày 24-10 cho biết quyết định mang tính ràng buộc trên được đưa ra sau các cuộc thảo luận nóng bỏng tại Hội nghị thượng đỉnh EU (diễn ra trong hai ngày 23 và 24-10 ở Brussels, Bỉ), khi một số nước thành viên EU lập luận rằng lợi ích đa dạng của họ cần được bảo vệ.
Ba Lan - nước phụ thuộc rất nhiều vào than đá, lo ngại rằng chi phí của việc cắt giảm khí carbon sẽ làm chậm tốc độ tăng trường kinh tế của họ. Đây cũng là lo ngại chung của nhiều nước trung và đông Âu khác.
Vương quốc Anh cũng phản đối mục tiêu ràng buộc quốc gia đối với năng lượng tái tạo - chủ yếu là gió, năng lượng mặt trời và thủy điện. Hiện nước này đang chuyển sang dùng khí đá phiến và năng lượng hạt nhân thay cho dầu mỏ và khí đốt nhập khẩu.
Herman Van Rompuy - Chủ tịch Hội đồng châu Âu, sau đó nói rằng một số thành viên nghèo trong EU sẽ được trợ giúp - bao gồm cả nguồn vốn bổ sung - để đạt được các mục tiêu đã thỏa thuận.
Quyết định cắt giảm 40% khí carbon đã được nhiều người hoan nghênh. Ủy viên hành động vì khí hậu của EU, Connie Hedegaard, nói bà "rất tự hào" khi các nhà lãnh đạo "đã có thể hành động cùng nhau đối với thách thức khí hậu cấp bách này".
Thủ tướng Đức Angela Merkel thì bày tỏ: "Chúng tôi đã đưa ra một quyết định tiến về phía trước".
Tuy nhiên, các tổ chức bảo vệ môi trường nói EU có thể làm nhiều hơn thế. Ông Joris den Blanken của tổ chức Hòa bình xanh (Greenpeace) gọi gói cắt giảm 40% của EU là "rất khiêm tốn".
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận