01/09/2008 22:50 GMT+7

EU chia rẽ trước Hội nghị thượng đỉnh Brussels

NG.THANH
NG.THANH

TTO - Theo Itar Tass, Pháp chống lại việc trừng phạt Nga, đó là nội dung tuyên bố của thủ tướng Pháp Francois Fillon (ảnh) ngay trước khai mạc Hội nghị thượng đỉnh EU tại Brussels hôm nay (1-9).

uVe5Lfxz.jpgPhóng to
Thủ tướng PHáp Francois Fillon chống việc gây căng thẳng quan hệ với Nga - Ảnh: EuroNews
TTO - Theo Itar Tass, Pháp chống lại việc trừng phạt Nga, đó là nội dung tuyên bố của thủ tướng Pháp Francois Fillon (ảnh) ngay trước khai mạc Hội nghị thượng đỉnh EU tại Brussels hôm nay (1-9).

Trả lời phỏng vấn đài phát thanh Europa 1, ông nói thái độ cứng rắn của Mỹ liên quan tới nước Nga vào đầu cuộc khủng hoảng Kavkaz là "không hiệu quả". Ông nói: "Nga là một nước lớn cần được tính đến" và cho rằng cần tiếp tục chính sách đối thoại với Nga.

Đức, tương tự nước chủ nhà EU hiện nay là Pháp, cũng cho rằng việc trừng phạt Nga chỉ làm tổn hại quan hệ châu Âu. Ngoại trưởng Đức Frank Walter Steinmeier phát biểu trên tờ Frankfurter Allgemeine Zeitung cuối tuần trước cũng cảnh báo việc chấm dứt đối thoại với Matxcơva sẽ dẫn tới những hậu quả thế nào. "Ngay cả trong bối cảnh chính trị nghiêm trọng hiện nay, điều quan trọng là cần tỉnh táo. Cuối cùng thì nước Nga cũng là láng giềng của chúng ta và vì lợi ích của chúng ta, cần đưa quan hệ trở lại bình thường".

Tờ báo này cũng dẫn nguồn bộ ngoại giao Đức cho biết trong văn kiện ký kết tại Hội nghị thượng đỉnh Brussels sẽ không đề cập gì đến những biện pháp cấm vận Nga.

Trước đó, theo AFP, ngoại trưởng Pháp Bernhard Kouchner, nước đang giữ chức chủ nhà EU, nói việc áp dụng các biện pháp trừng phạt Nga dường như là không thể xảy ra do các nước châu Âu đang phải phụ thuộc phần lớn vào nguồn cung cấp năng lượng từ Nga.

Phát biểu trên đài truyền hình Pháp ngày 31/8, ông cho biết EU sẽ thảo luận một "văn bản cân bằng và kiên quyết" đối với cuộc khủng hoảng ở Kavkaz, song không phải là những biện pháp trừng phạt. Do vậy, nhiều khả năng EU sẽ lựa chọn giải pháp tăng cường sức ép ngoại giao để "cô lập" Nga và tăng cường hỗ trợ cho Tbilisi về viện trợ nhân đạo, kinh tế; đóng góp cho phái đoàn giám sát hòa bình của Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE)...

Ngay trước hội nghị EU, cộng đồng những người nói tiếng Nga sinh sống ở châu Âu đã quyết định tổ chức tuần hành tại Brussels trong ngày 1/9 nhằm kêu gọi duy trì quan hệ đối tác giữa EU và Nga. Chủ tịch Hội "Cộng đồng những người nói tiếng Nga ở châu Âu" Sergey Petrosov cho biết đoàn tuần hành đại diện cho 6 triệu người nói tiếng Nga đang sinh sống tại các nước EU.

Tuyên bố của những người tham gia tuần hành nêu rõ "những sự kiện ở Nam Ossetia là hậu quả của chính sách khiêu khích của Mỹ trong ý đồ làm suy yếu Nga, quốc gia được coi là đối trọng cản trở tham vọng bá chủ của Washington. Vì vậy, lãnh đạo các nước EU cần tính toán để đưa ra quyết định cân bằng trong quan hệ với Nga, trên cơ sở bảo vệ lợi ích của chính người dân EU, không nên hy sinh lợi ích của riêng mình cho tham vọng của Mỹ".

Được biết, Ba Lan, một số nước Baltic và Anh là những nước đang yêu cầu phải cấm vận Nga liên quan tới cuộc chiến Nam Ossetia do Gruzia gây chiến, dẫn tới việc sau đó Nga công nhận độc lập Nam Ossetia và Abkhazia.

Washington cũng muốn trừng phạt, hạn chế phạm vi ảnh hưởng của Nga ở Kavkaz và không để Cremlin tham gia vào việc vẽ ra những đường biên giới mới. Anh cũng tỏ ra cứng rắn với quyết định thay đổi chính sách năng lượng. Tuy nhiên, các nhà quan sát cho rằng EU sẽ khó lòng thống nhất được các biện pháp đối phó với Nga trong cuộc họp thượng đỉnh này.

NG.THANH
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp