Ngoại trưởng Bỉ Didier Reynders (phải) đặt bút ký văn bản đồng ý tham gia CETA với sự có mặt của cao ủy thương mại EU Cecilia Malmstrom - ảnh: Reuters |
Theo Reuters, Thủ tướng Canada Justin Trudeau sẽ có mặt tại Brussels (Bỉ) để tham gia lễ ký kết với các lãnh đạo EU.
Khu vực miền nam nói tiếng Pháp của Bỉ, một cộng đồng nhỏ với dân số ít hơn 1% tổng số dân EU, đã khiến thỏa thuận thương mại với Canada bị tắc nghẽn cho đến hôm thứ năm tuần này.
Thỏa thuận với Canada được xem là bước đệm cho EU để đi đến một thỏa thuận lớn hơn với Mỹ, hay còn gọi là Hiệp định Thương mại và đầu tư xuyên Đại Tây Dương (TTIP). Văn bản này cũng bị chỉ trích nhiều bởi một số chính khách EU và các nhóm hoạt động xã hội.
EU và Mỹ ban đầu dự định hoàn thành TTIP trước khi nhiệm kỳ của ông Barack Obama kết thúc vào tháng 1-2017 nhưng họ đã thừa nhận nhiệm vụ này không còn khả thi nữa.
Ngày 29-10, cao ủy EU về thương mại Cecilia Malmstrom tuyên bố TTIP “chưa chết” và các cuộc thương lượng với Mỹ sẽ tiếp tục khi tổng thống tiếp theo nhậm chức.
Những người ủng hộ cho rằng Hiệp định thương mại và kinh tế toàn diện (CETA) với Canada sẽ tăng khối lượng giao thương giữa hai bên thêm 20% và bổ sung cho nền kinh tế EU thêm 13 tỉ USD mỗi năm, Canada là 9 tỉ.
Đối với Canada, thỏa thuận này quan trọng vì nó giảm sự lệ thuộc vào thị trường xuất khẩu của người láng giềng Mỹ. Đây cũng là hiệp định thương mại đầu tiên của EU với một nước G7 vào diễn ra vào một thời điểm không thể tốt hơn sau khi uy tín của nhóm này bị tổn thất bởi quyết định ra đi của Anh.
Tuy nhiên, lễ ký kết ngày 30-10 chưa phải là hết. Đặt trường hợp Nghị viện châu Âu thông qua, CETA sẽ có hiệu lực một phần trong năm tới cho phép dỡ bỏ thuế nhập khẩu hàng hóa.
Tuy nhiên, để CETA có hiệu lực toàn phần cần sự phê chuẩn của khoảng 40 nghị viện quốc gia và khu vực. Kinh nghiệm với Bỉ cho thấy điều này không hẳn dễ dàng.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận