28/11/2017 09:50 GMT+7

Em sợ những đôi mắt đang nhìn vào camera...

HẢI NGUYỆT
HẢI NGUYỆT

TTO - Thời gian gần đây, những vụ hành hạ trẻ nhỏ xảy ra ngày càng nhiều. Tại sao những câu chuyện bạo hành trẻ này lắng xuống thì sự việc khác tương tự lại nổi lên?

Tại sao nút thắt bảo vệ trẻ vẫn mãi chưa có câu trả lời, chưa có lối ra?

Nhiều bậc phụ huynh cảm thấy khá yên tâm khi các trường mầm non gắn camera. Họ cho rằng có camera rồi, hành động không sư phạm của giáo viên sẽ khó qua mặt được phụ huynh. Nhưng tôi cho rằng chiếc camera chỉ là giải pháp đối phó tạm thời, canh chừng lẫn nhau. 

Thực tế, phụ huynh cần nhiều hơn hình ảnh thu được qua chiếc camera từ lớp học của con, đó là: cái tâm của cô giáo.

Chẳng sung sướng gì khi phụ huynh ở cơ quan nhưng vẫn phải vào vai những nhà thám tử, suốt ngày theo dõi camera lớp con không rời mắt. Tại sao họ phải khổ sở như vậy - vì một thứ mang tên trách nhiệm cha mẹ?

Vì đâu niềm tin dành cho cô giáo mầm non bị khánh kiệt từng ngày? Người ta nói "không có lửa làm sao có khói", chính những "con sâu làm rầu nồi canh" khiến cho dư luận đánh đồng, ảnh hưởng không nhỏ đến những cô giáo mầm non có tâm.

Em gái tôi cũng là giáo viên mầm non và em đã khóc khi xem clip giáo viên hành hạ trẻ. Em xót xa thương trẻ và đau đớn khi đọc những dòng chia sẻ, bình luận của dư luận. Em nói với tôi: "Khi xã hội đánh mất niềm tin vào chúng em, em cảm thấy rất căng thẳng khi nhận trẻ, đứng lớp. Em sợ những đôi mắt đang nhìn vào camera...".

Em tâm sự: để không mất lòng phụ huynh, có lúc em không được là chính mình. Em muốn nghiêm khắc để uốn trẻ vào khuôn khổ nhưng lại sợ bị quy chụp là hành hạ trẻ. Em muốn cho trẻ ăn uống điều độ nhưng sợ trẻ sụt cân nên cứ phải động viên cho trẻ ăn hết suất dù có lúc trẻ không muốn ăn. 

Tự bao giờ, ranh giới giữa bạo hành với nghiêm khắc nhưng đầy yêu thương của cô giáo mầm non bị đánh đồng, trở nên rút ngắn lại?

Tự khi nào, phụ huynh đánh mất niềm tin vào cô giáo? Ngay cả bản thân cô giáo cũng mất niềm tin vào chính mình. 

Có một sự thật, cô giáo cố gắng đáp ứng sự hài lòng của phụ huynh - những người luôn hướng đôi mắt vào camera - chứ không phải dành những điều tốt đẹp cho trẻ. Sợ bị phán xét, sợ bị soi mói, giáo viên cố gắng trở thành những "viên ngọc không tì vết". 

Nhưng như vậy sẽ không thật công bằng cho những cô giáo có tâm, hết lòng vì các con nhưng không được ghi nhận.

Từ những câu chuyện đáng tiếc xảy ra, thiết nghĩ khi giáo viên mầm non không được đào tạo chu đáo, bài bản, cộng với áp lực công việc nặng nề, thiếu kỹ năng xử lý tình huống sư phạm, thiếu chuyên nghiệp dễ dẫn đến những hành động bạo hành.

Biết rằng trông trẻ, dạy trẻ dễ bị căng thẳng, mệt mỏi, dễ mất kiểm soát, lúng túng trong nhiều tình huống. Chính vì thế, nghề chọn người, giáo viên mầm non đòi hỏi người có tâm với trẻ, yêu nghề, yêu trẻ và chuyên nghiệp. 

Họ phải cân bằng và hài hòa cảm xúc, kiềm chế và có kỹ năng ứng phó với mọi tình huống.Còn bao nhiêu giáo viên mầm non thiếu những tiêu chuẩn này?

Bạo hành trẻ mầm non: Đủ chiêu trò đối phó với phụ huynh Hai bảo mẫu vụ bạo hành trẻ mầm non không có bằng cấp Tin nóng 24h: Trẻ mầm non bị bạo hành, đày đọa trong nước mắt
HẢI NGUYỆT
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp