11/02/2020 16:47 GMT+7

'Em là giáo viên hợp đồng, nghỉ đẻ 4 tháng rưỡi phải đi làm kẻo mất chỗ như chơi'

T.D. (Thành phố Thanh Hóa)
T.D. (Thành phố Thanh Hóa)

TTO - Em là giáo viên hợp đồng, không được đóng bảo hiểm. Do vậy, nghỉ đẻ mới 4 tháng rưỡi, em phải tức tốc đi làm ngay kẻo mất chỗ như chơi.

Em là giáo viên hợp đồng, nghỉ đẻ 4 tháng rưỡi phải đi làm kẻo mất chỗ như chơi - Ảnh 1.

Một giáo viên Trường mẫu giáo Hoa Pơ Lang (Đắk Nông) tình nguyện dạy không lương khi không được tái ký hợp đồng vì sợ học sinh bỏ học. Ngày 22-12-2019, cô đã trúng tuyển vào biên chế - Ảnh: TRUNG TÂN

Đi dạy, lương ba cọc ba đồng nhưng vì yêu nghề nên em cố bám trụ. Đôi lúc tôi bảo em chuyển nghề khác chứ lương giáo viên hợp đồng ký năm một thế này thì sống sao nổi? Nhưng em một mực không chịu, bởi học bốn năm đại học sư phạm ra mà bỏ phí em không đành lòng. 

Có lúc tôi bảo em dại, mắng em bảo thủ.

Thi thoảng, em lại nhắn tin hỏi tôi: "Theo chị, em nên làm thế nào với một học sinh ngỗ ngược nhưng hơi tí là về nhà mách ba mẹ?". Rồi em kể, đó là học sinh có ba mẹ rất khó tính. Trên lớp các con nô đùa, xô đẩy nhau, bị xước một chút trên tay, bé liền về mách với phụ huynh là do cô giáo đánh. Em gái tôi tỏ ra bất lực: "Em thua rồi chị ạ. Em không biết phải làm thế nào với những học sinh như thế, nhất là nói gì phụ huynh cũng đều bênh con chằm chặp".

Rồi một ngày tôi nhận được tin nhắn của em: "Nay em lại bị ban giám hiệu gọi lên đối chất với phụ huynh về chuyện...". Em khủng hoảng, em trầm cảm, em luôn nơm nớp lo sợ. Em sợ mất việc. Em sợ mỗi khi bị dọa. Tự khi nào em sợ mỗi khi đối diện với phụ huynh, với những bản tường trình...

Công việc của một giáo viên tưởng "nhẹ nhàng" nhưng ai trong cuộc mới hiểu. Áp lực để quản lớp sao cho các con luôn an toàn, luôn "vô trùng". Áp lực để lớp không bị xếp cuối của toàn khối. Áp lực trước những đứa trẻ ương ngạnh... Có thời gian em gái tôi còn bị khủng bố chỉ vì một vết xước trên người của học sinh. Và với một giáo viên hợp đồng, chuyện mất việc trở thành nỗi lo thường trực.

Là một giáo viên tiểu học, ngoài việc dạy trẻ còn phải trông nom như những đứa con. Hoàn thành báo cáo, soạn bài và tá việc không tên... Mỗi khi ngành có đổi mới là giáo viên lại cúc cung đi học nâng cao nghiệp vụ, tập huấn các kiểu. Em bảo, có lúc em cảm thấy mình đang đi học lại từ đầu, mới mẻ như học sinh lớp một. Tôi biết không ít giáo viên cùng cảnh như em tôi, cũng có những nỗi lo như em.

Thế nên, khi học sinh cả nước được nghỉ hai tuần tránh dịch corona, có người nói trên đời chẳng nghề nào sướng như nghề giáo, nghỉ mà vẫn có lương khiến em tủi thân. Được đặt lên bàn cân với những ngành nghề khác, so bì giáo viên được nghỉ lễ, nghỉ hè, nghỉ dịch bệnh mà vẫn nhận lương khiến em tôi cảm thấy mủi lòng. Em nói: "Tụi em chẳng sung sướng, nhàn hạ như nhiều người vẫn nghĩ, chị à".

Thương em, một giáo viên hợp đồng...

Hà Nội: Dừng việc thi để tuyển dụng đặc cách giáo viên hợp đồng Hà Nội: Dừng việc thi để tuyển dụng đặc cách giáo viên hợp đồng

TTO - Ngày 15-11, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung ký văn bản gửi Sở GD-ĐT và UBND các quận, huyện về việc tuyển dụng đặc cách với giáo viên hợp đồng đã đóng bảo hiểm từ năm 2015 trở về trước.

T.D. (Thành phố Thanh Hóa)
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp