18/06/2023 15:25 GMT+7

El Nino đang gây nguy cơ suy thoái kinh tế toàn cầu

Hiện tượng El Nino cực đoan nhất đang quay trở lại, có nguy cơ dẫn đến thiếu lương thực và mất điện, gián đoạn chuỗi cung ứng và lạm phát toàn cầu.

El Nino đang gây nguy cơ suy thoái kinh tế toàn cầu - Ảnh 1.

El Nino và biến đổi khí hậu khiến hạn hán tại châu Á và Thái Bình Dương - Ảnh: ADB

Việc chuyển sang giai đoạn El Nino mới có thể tạo ra sự hỗn loạn, đặc biệt là ở các nền kinh tế mới nổi đang phát triển nhanh. Lưới điện căng thẳng và mất điện trở nên thường xuyên hơn, Hãng tin Bloomberg nhận định.

Tác động nguồn cung toàn cầu

Theo mô hình của cơ quan nghiên cứu kinh tế Bloomberg Economics, El Nino trước đây từng tác động rõ rệt đến lạm phát toàn cầu. Nó ảnh hưởng trực tiếp đến tốc độ tăng trưởng GDP, đặc biệt là Brazil, Ấn Độ và Úc cùng nhiều quốc gia dễ bị tổn thương khác.

Sự quay trở lại của El Nino lần này còn cộng hưởng với thời tiết khắc nghiệt và nhiệt độ gia tăng do biến đổi khí hậu, làm cho nguy cơ lạm phát trở nên đáng sợ hơn. Peru cho biết họ chi 1 tỉ USD trong năm nay để chống lại các tác động của khí hậu và thời tiết.

Bà Bhargavi Sakthivel, kinh tế gia của Bloomberg Economics, nhấn mạnh: “Giữa lúc thế giới đang vật lộn với nguy cơ lạm phát và suy thoái kinh tế cao, rõ ràng hiện tượng El Nino xuất hiện không đúng lúc. Trong khi các chính sách can thiệp có xu hướng kiềm chế nhu cầu, El Nino lại ảnh hưởng đến nguồn cung”.

Chẳng hạn, ở Chile, nơi cung cấp 30% sản lượng đồng thế giới, El Nino có thể gây ra mưa lớn, từ đó có thể hạn chế khả năng tiếp cận các mỏ đồng. Điều này sẽ gây ảnh hưởng đến giá chip máy tính, ô tô và thiết bị gia dụng.

El Nino đang gây nguy cơ suy thoái kinh tế toàn cầu - Ảnh 2.

Cháy rừng ở Canada - Ảnh: CTV NEWS

Hoặc như ở Trung Quốc, nhiệt độ ngột ngạt đã giết chết gia súc và tiềm ẩn sự cố lưới điện. Hạn hán vào mùa hè năm 2022 đã khiến các quan chức Trung Quốc phải cắt điện nhiều nhà máy ở Trung Quốc trong gần hai tuần, làm gián đoạn nguồn cung cho các đại công xưởng sản xuất bao gồm Apple Inc. và Tesla Inc.. Nhà chức trách dự đoán tình trạng thiếu điện sẽ xảy ra nhiều hơn vào mùa hè này.

Ngay cả giá một tách cà phê cũng có thể tăng lên nếu Brazil, Việt Nam và các nhà cung cấp hàng đầu khác bị ảnh hưởng.

Có thể thay đổi vĩnh viễn quỹ đạo thu nhập

Bà Katharine Hayhoe, khoa học gia trưởng của Tổ chức bảo vệ môi trường Mỹ The Nature Conservancy, cho biết El Nino diễn ra cùng với xu hướng ấm lên trong thời gian dài giống như một cú tác động kép. Các hiệu ứng sẽ kéo dài trong nhiều năm. 

Theo bà Hayhoe, các nhà kinh tế ở Cục Dự trữ liên bang tại Dallas đã cảnh báo vào năm 2019 rằng thiệt hại do chu kỳ El Niño “có khả năng tác động tiêu cực dai dẳng đến tăng trưởng sản lượng” và thậm chí có thể “làm thay đổi quỹ đạo thu nhập vĩnh viễn”.

Các nhà nghiên cứu khí hậu cũng tìm thấy những tác động kinh tế phức hợp. Các nhà khoa học Dartmouth ước tính rằng El Nino 1997-1998 đã dẫn đến tổng sản phẩm quốc nội của Mỹ bị mất 5.700 tỉ USD trong 5 năm sau đó. Mô hình của họ ước tính rằng vào cuối thế kỷ này, El Nino sẽ làm giảm khoảng 84.000 tỉ USD GDP.

Nhưng rủi ro nghiêm trọng nhất sẽ diễn ra ở vùng nhiệt đới và Nam bán cầu. Theo mô hình của Bloomberg Economics, El Nino có thể làm giảm gần nửa điểm phần trăm so với tăng trưởng GDP hằng năm ở Ấn Độ và Argentina. Riêng ở Peru, Úc và Philippines có thể giảm khoảng 0,3 điểm phần trăm.

Ngay từ năm 2000, Quỹ Tiền tệ quốc tế đã cảnh báo rằng El Nino có thể làm tăng thêm 4 điểm phần trăm đối với lạm phát giá cả hàng hóa, chưa kể tác động hiện tại của biến đổi khí hậu.

Các nhà khoa học Mỹ xác nhận El Nino đã chính thức quay trở lạiCác nhà khoa học Mỹ xác nhận El Nino đã chính thức quay trở lại

Ngày 8-6, các nhà khoa học thuộc Cơ quan Đại dương và Khí quyển quốc gia Mỹ (NOAA) cho biết hình thái khí hậu El Nino đã chính thức quay lại.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp